Nhãn (Label) trong MPLS
Nhãn là giá trị có chiều dài cố định dùng để nhận diện một FEC nào đó. Nhãn được “dán ” lên một gói để báo cho LSR biết gói này cần đi đâu. Giá trị nhãn định nghĩa chỉ mục (index) để dùng trong bảng chuyển tiếp.
Một gói lại có thể được “dán chồng” nhiều nhãn, các nhãn này chứa trong một nơi
gọi là stack nhãn (label stack). Stack nhãn là một tập hợp gồm một hoặc nhiều entry nhãn tổ chức theo nguyên tắc LIFO. Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý nhãn hiện hành
trên đỉnh stack. Chính nhãn này sẽ được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói.
1. Kiểu khung (Frame Mode)
Kiểu khung là thuật ngữ khi chuyển tiếp một gói với nhãn gắn trước tiêu đề lớp 3. Một nhãn được mã hóa với 20Bit, nghĩa là có thể có 2020 giá trị nhãn khác nhau. Một gói có nhiều nhãn gọi là chồng nhãn (Label Stack). Ở mỗi chặng trong mạng chỉ có một nhãn bên ngoài được xem xét.
EXP=Experimental(3Bit):Dành cho thực nghiệm. Cisco IOS sử dụng các Bit này
để giữ các thông báo cho QoS. Khi các gói xếp hàng có thể dùng các bit EXP tương tự các bit IP ưu tiên (IP Precedence).
S=BottomosStack(1Bit):Là bit cuối chồng. Nhãn cuối chồng bit này được thiết lập là 1, các nhãn khác có bit này là 0.
TTL = Time To Live (8Bit): Là bản sao của IP TTL. Giá trị của nó được giảm tại mỗi chặng để tránh lặp. TTL thường được dùng khi người điều hành muốn che giấu cấu hình mạng bên dưới nếu có sự xâm nhập từ mạng ngoài.
Các kỹ thuật lớp 2 như Ethernet, Token Ring, FDDI, PPP không có trường nào phù hợp trong header của frame có thể mang nhãn. Vì vậy, stack nhãn sẽ được chứa trong shim header. Shim header được chèn vào giữa header lớp liên kết và header lớp mạng, như hình 1.4.
2. Kiểu tế bào (Cell Mode)
Thuật ngữ này dùng khi có một mạng gồm các ATM LSR dùng MPLS trong mặt phẳng điều khiển để thay đổi thông tin VPI/CVI thay vì dùng báo hiệu ATM. Thực tế trong kiểu tế bào, nhãn thường là VPI/VPI của tế bào. Sau khi trao đổi nhãn trong mặt phằng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp, Router ngõ vào phân tách gói thành các tế bào ATM, dùng giá trị VPI/VCI tương ứng đã trao đổi trong mặt phẳng điều khiển để chuyển tế bào đi. Các ATM LSR ở phía trong hoạt động như chuyển mạch ATM, chúng chuyển tiếp một tế bào dựa trên VPI/VCI vào và thông tin cổng ra tương ứng. Cuối cùng, Router ngõ ra (Egress Router) sắp xếp lại các tế bào thành một gói.
GFC (Generic Flow Control): Điều khiển luồng chung
VPI (Virtual Path Identifier): Nhận dạng đường ảo
VCI (Virtual Channel Idientifier): Nhận dạng kênh ảo
PT (Payload Type): Chỉ thị kiểu trường tin
CLP (Cell Loss Priority): Chức năng chỉ thị ưu tiên hủy bỏ tế bào
HEC (Header Error Check): Kiểm tra lỗi tiều đề
Nhãn là giá trị có chiều dài cố định dùng để nhận diện một FEC nào đó. Nhãn được “dán ” lên một gói để báo cho LSR biết gói này cần đi đâu. Giá trị nhãn định nghĩa chỉ mục (index) để dùng trong bảng chuyển tiếp.
Một gói lại có thể được “dán chồng” nhiều nhãn, các nhãn này chứa trong một nơi
gọi là stack nhãn (label stack). Stack nhãn là một tập hợp gồm một hoặc nhiều entry nhãn tổ chức theo nguyên tắc LIFO. Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý nhãn hiện hành
trên đỉnh stack. Chính nhãn này sẽ được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói.
1. Kiểu khung (Frame Mode)
Kiểu khung là thuật ngữ khi chuyển tiếp một gói với nhãn gắn trước tiêu đề lớp 3. Một nhãn được mã hóa với 20Bit, nghĩa là có thể có 2020 giá trị nhãn khác nhau. Một gói có nhiều nhãn gọi là chồng nhãn (Label Stack). Ở mỗi chặng trong mạng chỉ có một nhãn bên ngoài được xem xét.
EXP=Experimental(3Bit):Dành cho thực nghiệm. Cisco IOS sử dụng các Bit này
để giữ các thông báo cho QoS. Khi các gói xếp hàng có thể dùng các bit EXP tương tự các bit IP ưu tiên (IP Precedence).
S=BottomosStack(1Bit):Là bit cuối chồng. Nhãn cuối chồng bit này được thiết lập là 1, các nhãn khác có bit này là 0.
TTL = Time To Live (8Bit): Là bản sao của IP TTL. Giá trị của nó được giảm tại mỗi chặng để tránh lặp. TTL thường được dùng khi người điều hành muốn che giấu cấu hình mạng bên dưới nếu có sự xâm nhập từ mạng ngoài.
Các kỹ thuật lớp 2 như Ethernet, Token Ring, FDDI, PPP không có trường nào phù hợp trong header của frame có thể mang nhãn. Vì vậy, stack nhãn sẽ được chứa trong shim header. Shim header được chèn vào giữa header lớp liên kết và header lớp mạng, như hình 1.4.
2. Kiểu tế bào (Cell Mode)
Thuật ngữ này dùng khi có một mạng gồm các ATM LSR dùng MPLS trong mặt phẳng điều khiển để thay đổi thông tin VPI/CVI thay vì dùng báo hiệu ATM. Thực tế trong kiểu tế bào, nhãn thường là VPI/VPI của tế bào. Sau khi trao đổi nhãn trong mặt phằng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp, Router ngõ vào phân tách gói thành các tế bào ATM, dùng giá trị VPI/VCI tương ứng đã trao đổi trong mặt phẳng điều khiển để chuyển tế bào đi. Các ATM LSR ở phía trong hoạt động như chuyển mạch ATM, chúng chuyển tiếp một tế bào dựa trên VPI/VCI vào và thông tin cổng ra tương ứng. Cuối cùng, Router ngõ ra (Egress Router) sắp xếp lại các tế bào thành một gói.
GFC (Generic Flow Control): Điều khiển luồng chung
VPI (Virtual Path Identifier): Nhận dạng đường ảo
VCI (Virtual Channel Idientifier): Nhận dạng kênh ảo
PT (Payload Type): Chỉ thị kiểu trường tin
CLP (Cell Loss Priority): Chức năng chỉ thị ưu tiên hủy bỏ tế bào
HEC (Header Error Check): Kiểm tra lỗi tiều đề
Comment