If this is your first visit, be sure to
check out the FAQ by clicking the
link above. You may have to register
before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages,
select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
Thứ nhất : nền tảng kiến thức của CISSP được dựa trên cái gọi là Common Body Knowledge (CBK). Đại khái là kiến thức chung mà mọi Security Professional đều cần phải biết .
Thứ hai : (trích) This certification guarantees to all parties that the certified individual meets the standard criteria of knowledge and continues to upgrade that knowledge in the field of information systems security (RONALD L. KRUTZ, Ph.D., P.E., CISSP, ISSEP.). Có nghĩa là việc lấy CISSP chỉ chứng tỏ được rằng bạn có lượng kiến thức chấp nhận được trong các lĩnh vực của Security thôi, cần phải phát triển thêm. Do đó không nên xem nó như một đích đến, mà chỉ là một checkpoint trong qúa trình học tập của mình, cần nâng cao kiến thức hơn nữa.
Thứ ba : là nhận xét cá nhân về lĩnh vực security chung của Việt Nam. Ai cũng phải công nhận rằng đây là một lĩnh vực rộng, đầy khó khăn và thử thách. Update mỗi phút, mỗi giây, một người không thể nào cập nhật hết được. Nhưng Việt Nam lại không hề có một cơ sở đào tạo, huấn luyện một cách sâu sắc. Các trường đại học thì gần như zero, thật sự không muốn kể tới. Các trung tâm thì chú trọng vào các certification (dĩ nhiên rồi, đây là việc của họ). Với tình hình như thế thì chúng ta chưa thể đào tạo ra những chuyên gia thực sự (phải tự học, sẽ mất rất nhiều thời gian). Việc quá xem trọng các chứng chỉ sẽ dẫn tới hậu quả xấu cho những người vừa bước vào lĩnh vực này, dễ làm họ bị lạc hướng (chạy theo cert) trong quá trình học tập của mình.
Có người từng thi CISSP đã truyền một số kinh nghiệm nho nhỏ, muốn chia sẻ với các bạn.
1) Không nên dựa vào ******** vì hai lí do: thứ nhất là sai rất nhiều, thứ hai là nó cũng chẳng có tác dụng gì bạn sẽ rất ít gặp những câu hỏi lặp lại, hơn nữa nó sẽ khiến bạn confused. Có rất nhiều các test engine thay thế nhưng bạn đừng nên dựa quá nhiều vào những test engine này.
2) Tài liệu nên đọc thật kĩ : Shon Harris, Ronald L. Krutz và đương nhiên bạn không thể bỏ qua : http://www.cccure.org
3) Nên sử dụng một số tài liệu hỗ trợ dạng multimedia như : CBT Nuggets, CISSP Learnkey (10CDs) và CISSP Bootcamp ( 10 video CD - Shon Harris).
Rất cám ơn bạn Quốc vì những kinh nghiệm của bạn. Hiện nay mình đang phát triển vài công cụ (tool), mục đích của bộ công cụ này là giúp đào tạo CCSP tốt hơn, thay vì chỉ đọc lại sách cho học viên, và dùng tool của tụi nước ngòai viết. Nó sẽ giúp cho hoc viên tường tận hơn về các phương pháp tấn công , từ đó họ sẽ có thể tự tìm phương pháp ngăn ngừa (thông qua hướng dẫn của giảng viên). Thật ra thì bộ công cụ này chỉ có thể thưc hiện các phương pháp tấn công theo packet base thôi (và chưa hỗ trợ layer 7).
Hiện đang trong giai đọan phát triển sơ bộ. Dự kiến bộ tool này sẽ hỗ trợ script (kịck bản), nó sẽ giúp bạn có thể viết riêng những đọan script của mình. Nếu tính năng này hòan chỉnh, đây sẽ là một bộ tool đáng ghi nhớ. Hỗ trợ các gói tin cơ bản, các dạng tấn công cổ điển nhưng không thể không nhắc tới như ARP poisoning, OS fingerprinting, DOS (không hỗ trợ DDos, chắc bạn cũng hiểu vì sao), IP fragmented , route injection : RIP v1, RIP v2, OSPF v 2, IGRP, EIGRP ...(khi chua thực hiện authentication). Nó giúp học viên nhận thức được ý nghĩa của việc authentication trong khi cấu hình Routing.
Nhưng đó chỉ là trên dự kiến, mình còn rất nhiều việc phải hoàn thành, nên hiện tại vẫn chưa phát triển xong. Và một vấn đề nữa, việc sử dụng bộ tool này khá phức tạp. Nó không thiết kế cho scrip**iddy, mà là cho mục đích dạy và học TCP/IP, Routing ..., vì vậy sẽ khá rối rắm khi dùng nó. Nhưng nếu dùng thành thạo, người dùng sẽ có thể nắm bắt một cách tường tận về họat động của TCP/IP.
Bộ tool này có thể sẽ giúp ích trong việc đào tạo CEH, CISSP. Nó có nhiều tính năng mà nmap không có, và vài ưu điểm cũng như nhược điểm khi so sánh với các tool khác. Mình đang cố gắng hòan thành sớm để có thể ra mắt mọi người. Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều bug trong phiên bản đầu tiên này vì vậy sẽ cần khá nhiều tester. Vẫn chưa quyết định về việc có nên chuyển mã mở (open source) hay không, vì dạng tool lọai này bị cấm. Khá nhiều người khi được hỏi về dạng tool này đã phản đối việc tung source code và thậm chí cả tool lên mạng.
anh cho em hoi con duong di den security la nhu the nao ha anh? bat dau tu dau va dich den tu dau? em moi co 1 it kien thuc cua MCSA & CCNA thoi? em con phai hoc nhung gi nua? cam on anh nhieu nhe!
I'm a proud of being Vietnamese! mousevkc@yahoo.com or leminhhaumouse@yahoo.com
I love VnPro and Mis Giang & Mr Minh but i don't have much money for study at here. I hope that i must earn a lot of money and save it for study at here.
I think that VnPro will develop in the furture.
Comment