Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bandwidth and Clock rate command???? help

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bandwidth and Clock rate command???? help

    Cho mình hỏi chút:
    -Câu lệnh clock rate tạo xung nhịp, vậy nếu chúng ta gõ clockrate càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu giữa DCE và DTE càng cao phải không?
    -Còn câu lệnh Bandwidth khi gõ vào một interface nào đó thì có tác dụng gì?

    Hồi ngày xưa học thì quên hỏi thầy giáo, giờ thì mình nghĩ ra là: lệnh bandwidth thực chất là tạo một tham số đầu vào để tính ra composite metric (của IGRP). khi bandwidth càng lớn thì metric tính ra càng nhỏ( như vậy con đường sẽ có độ tin cậy cao hơn, và sẽ được ưu tiên so với các con đường khác đến cùng mạng đích để router chọn update vào bảng định tuyến). Lệnh này không có tác dụng làm tăng tốc độ truyền giữa DCE và DTE.

    Còn lệnh clockrate, sẽ làm thay đổi tốc độ truyền dữ liệu vì xung nhịp cao thì dữ liệu sẽ được truyền với tốc độ cao hơn.
    Mình nghĩ thế không biết có đúng không
    ------Các bạn cho ý kiến đi-------
    1'hpSky!

  • #2
    Mình cũng nghĩ như bạn !!!!!!!!!!!!


    THÂN
    Vnpro - The way to get knowledge
    Mikami - UMass
    E-mail : mikami@vnpro.org

    Comment


    • #3
      Mình có ý kiến khác.
      1- Clock rate càng cao thì dĩ nhiên sẽ cho bạn tốc độ càng cao, nhưng với điều kiện DTE và DCE phải đáp ứng được. Hơn thế nữa tốc độ clockrate không phải là con số bất kỳ bạn nghĩ ra, rồi gõ vào ! Mà nó có những con số cố định sẵn, ví dụ như 9600,19200,56000,64000,115200,... và tùy thuộc vào truyền sync hay async mà những con số quy định này khác nhau. Nhưng dù sao đi nữa thì clockrate này cũng không quyết định hoàn toàn tốc độ truyền trong 1 số trường hợp, thí dụ như modem async, frame relay,... Đối với modem async thì clock rate chỉ quyết định được tốc độ từ DTE đến DCE mà tốc độ thực thì phụ thuộc vào carier của DCE (modem) . Còn frame relay thì clock rate ảnh hưởng đến access rate mà thôi, data truyền nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc CIR. Nhưng dù sao đi nữa thì khi truềyn async ta nên cho clockrate > tốc độ carier vì như vậy giúp cho DTE sẽ giúp CPU trên DTE nhẹ tải hơn cho công việc truềyn có thời gian trống nhiều hơn cho những việc khác.
      - Bandwidth thì có tác dụng giúp các routing protocol tính các composite metric, không có tác dụng về vấn đề tốc độ trong truyền data. (ý kiến mình giống 1'hpsky á)
      http://www.timphanmem.com

      .

      Comment


      • #4
        Clock rate question

        Hi folks,

        How to explain : What's clock rate and clock rating?

        TIA,
        Cheer !

        Comment


        • #5
          Xin chào, bạn đọc thử cái link này nhé



          Thân
          1'hpSky!

          Comment


          • #6
            RE: Bandwidth and Clock rate command???? help

            Xin bổ sung thêm 2 ý nhỏ sau:
            Clock Rate chỉ có ý nghĩa trong chế độ truyền đồng bộ, không có ý nghĩa trong truyền bất đồng bộ. Trong chế độ truyền bất đồng bộ, đồng hồ xung nhịp ở hai đầu khác nhau - hay nói cách khác là ko đồng bộ với nhau - thì việc cấp xung nhịp sẽ ko có ý nghĩa gì cả. Khi dùng lệnh clock rate, gõ ? sẽ ra các tốc độ phù hợp. Nếu mình nhớ ko nhầm thì con số này luôn là bội số của 9600 bps
            Trong truyền dẫn FR, CIR có ý nghĩa là tốc độ đảm bảo của nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện mạng bị nghẽn thì nhà cung cấp dịch vụ vẫn đảm bảo tốc độ truyền = CIR mà ko thấp hơn. Do đó, thông số CIR cũng ko ảnh hưởng đến tốc độ truyền của FR.

            Comment


            • #7
              Hỏi về Clock rate

              Các anh chị cho mình hỏi về clock rate 1 chút: Mình đoc sách thấy nói là clock rate dùng để cấp xung cho 2 đầu kết nối trực tiếp với nhau (DCE, DTE). Thường thì nhà cung cấp (DCE) sẽ cấp cho ta (DTE). Vậy cấp clock rate để làm gì, clock rate và băng thông có quan hệ với nhau không.

              Cảm ơn các anh chị nhiều !

              Comment


              • #8
                RE: Hỏi về Clock rate

                lệnh clockrate không liên quan đến lệnh bandwidth. Lệnh clockrate chỉ dùng cho môi trường lab. Còn trong thực tế, xung clock được cấp bởi NTU. Câu lệnh bandwidth được dùng để cho các routing protocols tính toán metric .

                Comment


                • #9
                  RE: Hỏi về Clock rate

                  Cảm ơn doc_co_cau_bai, cho mình hỏi thêm là thế Clockrate mục đích chính của nó để làm gì. Sao mà có nhiều tùy chọn cho Clockrate thế (56000,64000....)

                  Comment


                  • #10
                    các giá trị 64000 hay 128000 được dùng để chỉ ra giá trị xung clock của đường truyền. Một cách dễ hiễu, giá trị này càng cao thì có nghĩa là đường truyền có tốc độ càng lớn.
                    one mind one target

                    Comment


                    • #11
                      RE: Hỏi về Clock rate

                      Cấp xung Clockrate là dùng để đồng bộ 2 đầu (1 là DCE - trên thưc tế là nhà cung cấp dịch vụ, 1 là DTE- là người sử dụng), nhưng đồng bộ để làm gì thì mình không rõ lắm. Còn tốc độ đường truyền là phụ thuộc vào Bandwidth chứ, BW càng cao thì tốc độ đường truyền nhanh và ngược lại. Clockrate ảnh hưởng đến đường truyền? Nếu nói như bạn thì 1 đường có BW=256 với Clockrate = 9600 và 1 đường có BW = 64 với Clockrate = 128000 thì đường nào sẽ nhanh hơn.

                      Cảm ơn đã trả lời giúp

                      Comment


                      • #12
                        RE: Hỏi về Clock rate

                        Clockrate thể hiện tần số trên đó số liệu được chuyển đi. Tần số càng cao thì số liệu được chuyển đi càng nhanh. Clockrate làm việc ở layer 1.

                        Còn bandwidth thì hoàn toàn không liên quan gì đến layer 1 cả. Nó chỉ giúp cho người quản trị theo dõi dễ dàng hơn. Ngòai ra, bandwidth còn được một số dynamic routing protocols như OSPF, EIGRP dùng để tính toán best route đến destination.

                        Trong ví dụ của bạn thì đường có clockrate 128k sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đường có clockrate 9.6k

                        Comment


                        • #13
                          RE: Hỏi về Clock rate

                          Cảm ơn cisco336 rất nhiều. Nhưng thật sự là mình dốt quá nên chưa hiểu hết được. Bạn giải thích giúp mình tiếp nhé: ví dụ mình kết nối internet qua modem bằng đường điện thoại là 56K, còn qua ADSL là 2M. 2 chỉ số đó chính là BW đúng không. Tốc độ đường truyền của ADSL sẽ nhanh hơn rất nhiều (truy cập internet nhanh hơn). Thế thì clockrate trên 2 đường đó được set như thế nào? Nếu như bạn nói thì bên nhà cung cấp dịch vụ có thể set cho đường truy cập qua điện thoại cao lên thôi, đâu cần phải sinh ra cái ADSL đó nữa hả cisco.

                          thanks all

                          Comment


                          • #14
                            RE: Hỏi về Clock rate

                            Khả năng truyền số liệu không chỉ phụ thuộc vào clockrate mà còn lệ thuộc vào những yếu tố khác nữa như đường kết nối vật lý, công nghệ truyền dẫn.

                            Trong trường hợp dùng dial-up, công nghệ hiện tại chỉ cho phép đến 56K. Xin lưu ý là 56K chỉ là tốc độ kết nối lý thuyết. Tốc độ thực tế khi kết nối sẽ thấp hơn, ví dụ như 48k. Lưu ý là đây không phải là tốc độ truyền số liệu, chỉ là tốc độ "ở thời điểm kết nối" mà thôi. Trong quá trình truyền số liệu, 2 modems ở 2 đầu sẽ liên tục trao đổi với nhau và tìm ra tốc độ kết nối ổn định cao nhất. Tùy theo đường vật lý (xa hay gần, tốt hay xấu,..) mà tốc độ truyền số liệu "thực tế" sẽ thay đổi, chẳng hạn như chỉ còn 33.6k, 19.2k hay thậm chí không thể truyền được vì có quá nhiều lỗi

                            Trong trường hợp của ADSL, công nghệ mới này cho phép truyền số liệu ở một tốc độ cao hơn so với trường hợp dùng dial-up

                            Trong trường hợp dùng lease line, tốc độ 128k được bảo đảm và đồng bộ trên toàn bộ đường đi từ điểm A đến điểm B. Thiết bị ở 2 đầu phải có khả năng hỗ trợ để họat động ở tốc độ nạy Tốc độ này sẽ cố định và không thay đổi theo thời gian.

                            Comment


                            • #15
                              theo tôi biết thì dial-up và ADSL là 2 công nghệ truyền dẫn khác nhau.
                              Dial-up dùng tần số thấp để truyền dẫn tín hiệu thoại và dữ liệu trên cùng tần số , do vậy khi kết nối qua dial-up thì bạn không thể nghe điện thoại được vì luồng tín hiệu cho băng tần này (0,2 - 3,4KHz) dùng cho truyền dữ liệu rồi.
                              Còn ADSL thì dùng 2 băng tần trên đường dây điện thoại , 1 băng tần dùng cho thoại (0,2-3,4KHz) còn băng tần lớn hơn dùng cho truyền số liệu , tuy nhiên trong kĩ thuật ADSL thì dùng 2 phương pháp truyền , các tín hiệu dữ liệu download thì có tần số cao hơn tần số dùng cho luồng dữ liệu upload , tuy nhiên dữ liệu dùng tần số càng cao thì dễ bị nhiễu , nên khoảng cách các modem ADSL là ngắn và càng ngắn hơn khi dùng các kĩ thuật như VDSL ,...
                              Theo tôi thì clock rate là luồng xung đồng hồ dùng để đồng bộ quá trình truyền tin hiệu , và tốc độ dộ truyền cũng phụ thuộc vào nó , nên luồng clock rate dùng ADSL thì phải nhanh hơn Dial-up rồi.
                              Còn 56K và 2M là chỉ tốt độ tối đa của modem dial-up là 56Kbps và 2M cũng như vậy , nhưng hiện giờ ADSL tốc độ tối đa nếu tôi nhớ không lầm thì đã là 8Mbps rồi ,
                              2Mbps chỉ trong thời mới có ADSL-1.
                              --thân --
                              http://vn-telecom.com

                              Comment

                              Working...
                              X