Re: cấu hình VoIP
Chào các bạn,
Rất tiếc do bận rộn nên không tham gia thảo luận cùng các bạn. Nay tôi có chút thời gian nên muốn tham gia vào mục này.
Về Voice như các bạn hay nghe VoIP, IP Telephony, và nay là Internet Phone. Thực chất thì nguyên tắc thiết lập cuộc gọi tương đối giống nhau, thiết kế thì có nhiều điểm khác nhau, nên tôi cũng không muốn bàn nhiều về cách thiết kế cụ thể. Chỉ muốn các bạn nắm được những đặc điểm nổi bật khác nhau của từng loại thiết kế.
Trước hết là về VoIP:
Mục đích:
- Enterprise: Tích hợp Voice vào mạng WAN – Data hiện có, để giảm communications cost, cũng như khai thác tối đa các đường thuê bao riêng (Leased Line, or FR).
- Service Provider: Thông thường thì service provider cho mạng VoIP cũng là service Provider cho mạng PSTN nhằm cung cấp những lựa chọn khi thực hiện những cuộc gọi đường dài với chi phí thấp.
Lợi điểm nổi bật: Do VoIP chủ yếu được thiết kết chạy trên đường WAN của riêng từng Enterprise or SP, nên vấn đề QoS là hoàn toàn chủ động được.
Về IP Telephony:
Mục đích:
- Xây dựng một hệ thống communications dựa trên nền IP cho cả thoại và Data, đồng thời tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng cáp mạng hiện có của Enterprise cũng như môi trường , và người ta cũng thường tích hợp hệ thống này với mạng PSTN cũng như VoIP qua các WAN links của họ.
Lợi điểm: Xu hướng phát triển communication ngày nay là Data và Voice không còn là hai hệ thống tách biệt nữa, nhà quản trị mạng ngày nay cũng cần phải quản lý cả Voice, và Data. Trên công nghệ này, người ta có thể phát triển và ứng dụng công nghệ Cisco AVVID (Architecture for Voice, Video and Integrated Data), voice mail, call center,… Và đặc biệt nó chỉ thích hợp cho môi trường Enterprise.
Thực chất thì IP telephony cũng được xây dựng dựa trên chuẩn VoIP. Và người ta hy vọng nó sẽ thay thế cho thế hệ hệ thống tổng đài (PABX) nội bộ (phần cứng) trong tương lai. Các bạn nghĩ thế nào?
Về QoS, cũng như VoIP, ta hoàn toàn làm chủ việc quản lý chất lượng của IP Telephony.
Internet Phone:
Internet phone cũng là một trong những thiết kết dựa trên nền tảng VoIP, nhưng có những đặc điểm cần lưu ý:
- Mục đích chính là các nhà cung cấp dịch vụ Internet, họ muốn tích hợp hệ thống này để khai thác thêm dịch vụ thoại với chi phí cuộc gọi thấp.
- Như các bạn thấy các nhà cung cấp dịch vụ này chủ yếu là các nhà ISP loại nhỏ và vừa, nên họ phải tìm đối tác là các ISP khác để xây dựng các POP, gateway ở nước ngoài, nên về vấn đề QoS là rất khó kiểm soát.
- Tôi không muốn nói cụ thể từng dịch vụ của từng nhà cung cấp có những khiếu điểm và lợi điểm như thế nào, tôi chỉ muốn công nhận là nó rất có ích cho xã hội và cho đồng bào ta trong bối cảnh đất nước đang phát triển.
Hy vọng trong tương lai gần, ở nước ta sẽ sớm có thêm dịch vụ MPLS và Voice over VPN, đến đó ta sẽ lại trao đổi tiếp nhé.
Chúc các bạn vui vẽ!!!
Nuoctra.
Chào các bạn,
Rất tiếc do bận rộn nên không tham gia thảo luận cùng các bạn. Nay tôi có chút thời gian nên muốn tham gia vào mục này.
Về Voice như các bạn hay nghe VoIP, IP Telephony, và nay là Internet Phone. Thực chất thì nguyên tắc thiết lập cuộc gọi tương đối giống nhau, thiết kế thì có nhiều điểm khác nhau, nên tôi cũng không muốn bàn nhiều về cách thiết kế cụ thể. Chỉ muốn các bạn nắm được những đặc điểm nổi bật khác nhau của từng loại thiết kế.
Trước hết là về VoIP:
Mục đích:
- Enterprise: Tích hợp Voice vào mạng WAN – Data hiện có, để giảm communications cost, cũng như khai thác tối đa các đường thuê bao riêng (Leased Line, or FR).
- Service Provider: Thông thường thì service provider cho mạng VoIP cũng là service Provider cho mạng PSTN nhằm cung cấp những lựa chọn khi thực hiện những cuộc gọi đường dài với chi phí thấp.
Lợi điểm nổi bật: Do VoIP chủ yếu được thiết kết chạy trên đường WAN của riêng từng Enterprise or SP, nên vấn đề QoS là hoàn toàn chủ động được.
Về IP Telephony:
Mục đích:
- Xây dựng một hệ thống communications dựa trên nền IP cho cả thoại và Data, đồng thời tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng cáp mạng hiện có của Enterprise cũng như môi trường , và người ta cũng thường tích hợp hệ thống này với mạng PSTN cũng như VoIP qua các WAN links của họ.
Lợi điểm: Xu hướng phát triển communication ngày nay là Data và Voice không còn là hai hệ thống tách biệt nữa, nhà quản trị mạng ngày nay cũng cần phải quản lý cả Voice, và Data. Trên công nghệ này, người ta có thể phát triển và ứng dụng công nghệ Cisco AVVID (Architecture for Voice, Video and Integrated Data), voice mail, call center,… Và đặc biệt nó chỉ thích hợp cho môi trường Enterprise.
Thực chất thì IP telephony cũng được xây dựng dựa trên chuẩn VoIP. Và người ta hy vọng nó sẽ thay thế cho thế hệ hệ thống tổng đài (PABX) nội bộ (phần cứng) trong tương lai. Các bạn nghĩ thế nào?
Về QoS, cũng như VoIP, ta hoàn toàn làm chủ việc quản lý chất lượng của IP Telephony.
Internet Phone:
Internet phone cũng là một trong những thiết kết dựa trên nền tảng VoIP, nhưng có những đặc điểm cần lưu ý:
- Mục đích chính là các nhà cung cấp dịch vụ Internet, họ muốn tích hợp hệ thống này để khai thác thêm dịch vụ thoại với chi phí cuộc gọi thấp.
- Như các bạn thấy các nhà cung cấp dịch vụ này chủ yếu là các nhà ISP loại nhỏ và vừa, nên họ phải tìm đối tác là các ISP khác để xây dựng các POP, gateway ở nước ngoài, nên về vấn đề QoS là rất khó kiểm soát.
- Tôi không muốn nói cụ thể từng dịch vụ của từng nhà cung cấp có những khiếu điểm và lợi điểm như thế nào, tôi chỉ muốn công nhận là nó rất có ích cho xã hội và cho đồng bào ta trong bối cảnh đất nước đang phát triển.
Hy vọng trong tương lai gần, ở nước ta sẽ sớm có thêm dịch vụ MPLS và Voice over VPN, đến đó ta sẽ lại trao đổi tiếp nhé.
Chúc các bạn vui vẽ!!!
Nuoctra.
Comment