Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cho hoi chut xiu ve TCP/IP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Giao thức quan trọng nhất trong mô hình TCP/IP là TCP và UDP. TCP đảm bảo độ tin cậy truyền thông bằng cách ép buộc máy nhận phải hồi báo cho máy gởi biết về những segment nào đã nhận được, segment nào bị lỗi,… để máy gửi tiếp tục truyền segment mới hay gửi lại segment bị lỗi. Các gói tin hồi báo này gọi tắt là ACK. Nếu đường truyền bị lỗi quá nặng, các gói tin hồi báo này không đến được máy gửi thì sau một khoảng thời gian quy định trước, segment sẽ được truyền lại, và nếu một segment được truyền lại quá nhiều lần, TCP sẽ ngắt kết nối với máy nhận và dừng việc truyền lại.

    UDP không có cơ chế tin cậy (hồi báo bằng ACK), nên việc kiểm soát độ tin cậy phải do lớp Application đảm trách. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng yêu cầu tốc độ nhanh và chấp nhận tỷ lệ lỗi ở mức nào đó, sử dụng giao thức UDP là rất thích hợp do không phải hồi báo ACK nhiều lần. Việc linh động sử dụng giao thức TCP hay UDP trong các ứng dụng mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đường truyền, độ quan trọng của thông tin cần truyền…


    Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm tính tin cậy của UDP, năm 1998, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cơ chế tránh nghẽn có tên là TCP – Friendly Rate Control, TFRC (chuẩn RFC 3448, năm 2003). Ý tưởng của cơ chế này là tìm cách báo hiệu cho máy gửi biết về tình trạng nghẽn ở máy nhận, từ đó máy gửi sẽ chủ động giảm tốc độ truyền xuống, các gói tin sẽ tới máy nhận chậm hơn một chút nhưng không đảm bảo không để gói tin bị đánh rớt do máy nhận xử lý không kịp. TCP – Friendly thích hợp cho các ứng dụng truyền thoại, hội nghị truyền hình, xem phim qua mạng và một số ứng dụng khác yêu cầu tốc độ và tính trơn tru của dữ liệu.

    trong trường hợp bạn quan tâm đến thuật toán mà TCP dùng để giảm bớt tốc độ gửi dữ liệu của máy truyền, bạn đặt câu hỏi lên đây nhé.

    Thân mến,
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment


    • #62
      Vậy mình hiểu /24 hay /xx là như vậy ko biết đúng ko?

      Originally posted by wlansecu View Post
      Trong đoạn này Lê Như giải thích kỹ quá làm bạn khó hiểu. (mình sẽ giải thích cho các bạn một chút cho rõ hơn nhé)
      Vì thực ra: các bạn không hiểu vì trong đầu các bạn lúc này vẫn tồn tại KHÁI NIỆM LỚP ở đây, (trong phần công nghệ CIDR, thì khái niệm này không được phép để ý đến, nếu không các bạn sẽ đang nhầm như trên)
      nếu thế thì đúng là không thể có địa chỉ lớp C nào có /23 được, vì mặc định của nó là /24, thì các subnet chì có thể là /25, 26, ...

      Nhưng trong trường hợp này, nếu Bạn GÌ GÌ đó, mình không biết tên, tiếp cận khái niệm CLASSLESS thì bạn sẽ thấy không còn khái niệm phân lớp nữa.

      thế nên tại sao có lớp C lại /23

      Huy Bắc
      (không biết có gì sai o nhỉ)
      Nếu giờ mình ko quan tâm đến địa chỉ IP đầu là ở lớp nào thì nhìn /24 là biết nó dùng 24bits để làm Network còn 32-24 bits còn lại dùng để Host phải không? Và nếu là như vậy thì /xx là xx bits cho net và 32-xx dành cho Host?
      Mình đang sắp bước vào phần TCP/IP nghe mấy thầy nói phần này quan trọng lắm nên mấy anh chị có bài tập nào hay gửi lên cho mình học với.

      Comment


      • #63
        Originally posted by GaCisco View Post
        Nếu giờ mình ko quan tâm đến địa chỉ IP đầu là ở lớp nào thì nhìn /24 là biết nó dùng 24bits để làm Network còn 32-24 bits còn lại dùng để Host phải không? Và nếu là như vậy thì /xx là xx bits cho net và 32-xx dành cho Host?
        Mình đang sắp bước vào phần TCP/IP nghe mấy thầy nói phần này quan trọng lắm nên mấy anh chị có bài tập nào hay gửi lên cho mình học với.
        /xx là số bit dành cho net-id , còn 32-xx là số bit dành cho host-id
        Ngô Đào Anh Trí, CCVP in progress.
        Email: ngodaoanhtri@wimaxpro.org

        Comment


        • #64
          xx.xx.xx.xx/yy

          Vấn đề này nhiều bạn nhầm. Ở VN và châu Á, việc nhầm này phổ biến đến mức ai cũng tưởng là đúng.

          Thực ra, yy không phải là subnet mà là supernet mask, dùng trong Classless Internet Domain Routing (CIDR). Nó dùng để chia các net ID ra nhiều mảng, truỳen cho nhanh, chứ không phải chia Host ID ra nhiều SubNet.
          --------

          Về vấn đề máy gửi quá nhanh.

          Ngay thừ thời đàu có IP ( những năm 1990), người ta đã đặt ra Internet Control Message Protocol (ICMP). Đây là những message trao đổi với các thiết bị trung gian. Một số đặc tính cơ bản:


          Echo Request và Echo Reply— ICMP ping một data gram yêu cầu trả lời và nhận trả lời. Đây như câu A-lô của người gọi điện, xác nhận IP đang hoạt động.

          Destination Unreachable— Nếu chức năng trên không chạy được thì chạy chức năng này.

          Source Quench- Nết hệ thống các router nhận được nhiều yêu cầu truyền lại từ phía sau , tức phía sau chậm không sử lý kịp, hệ thống router sẽ gửi về IP giử thông báo này để nó chậm lại.

          Time Exceeded— Trong datagram có trường TTL, nếu datagram đi qua 1 router nó sẽ giảm đi 1. Khi TTL=0 thì datagram hết giá trị, nó không được gửi về phía trước nữa và router gửi trả nơi xuất phát một thông điệp tràn thời gian. Rất có lợi chống quay vòng (loop).


          Fragmentation Needed— ICMP gửi thông điệp này kèm việc hủy datagram khi datagram cần cắt ngắn mà nơi gửi yêu cầu không được cắt (set bít Don't Fragment trong datagram).

          Đây là những cơ chế điều hòa đường truyền của các router, sử dụng IMCP.
          Long say thiếu rượu.

          Comment


          • #65
            Originally posted by GaCisco View Post
            Nếu giờ mình ko quan tâm đến địa chỉ IP đầu là ở lớp nào thì nhìn /24 là biết nó dùng 24bits để làm Network còn 32-24 bits còn lại dùng để Host phải không? Và nếu là như vậy thì /xx là xx bits cho net và 32-xx dành cho Host?
            Mình đang sắp bước vào phần TCP/IP nghe mấy thầy nói phần này quan trọng lắm nên mấy anh chị có bài tập nào hay gửi lên cho mình học với.
            Bạn nào mới học thì đừng có mà đọc đến mấy cái này.
            Cứ học đâu biết đấy thôi, không là TẨU HỎA NHẬP MA đấy.
            Còn các cái khác, về sau học lại biết sau.
            The Mumble Fund
            Hanh trinh noi nhung vong tay.

            Vui long vao:
            http://groups.google.com.vn/group/tinhnguyen_vietnam hoac lien he Nguyen Huy Bac: 093 668 9866
            De cung ket noi.
            Yahoo: huybac_nguyen
            Mail: huybac.nguyen@gmail.com
            Techcombank: 13320037822012
            Vietcombank: 0611001454910

            "Ky thuc tren mat dat von lam gi co duong.
            Nguoi ta di mai thi thanh duong thoi."

            Comment


            • #66
              Cấu trúc một gói tin IP

              1) Cấu trúc một gói tin IP:

              Các gói IP bao gồm dữ liệu từ lớp bên trên đưa xuống và thêm vào một IP Header.IP Header gồm các thành phần sau:
              · Version chỉ ra phiên bản hiện hành của IP đang được dùng, có 4 bit. Nếu trường này khác với phiên bản IP của thiết bị nhận, thiết bị nhận sẽ từ chối và loại bỏ các gói tin này.
              · IP Header Length (HLEN) – Chỉ ra chiều dài của header theo các từ 32 bit. Đây là chiều dài của tất cảc các thông tin Header.
              · Type Of Services (TOS): Chỉ ra tầm quan trọng được gán bởi một giao thức lớp trên đặc biệt nào đó, có 8 bit.
              · Total Length - Chỉ ra chiều dài của toàn bộ gói tính theo byte, bao gồm dữ liệu và header,có 16 bit..Để biết chiều dài của dữ liệu chỉ cần lấy tổng chiều dài này trừ đi HLEN.
              · Identification – Chứa một số nguyên định danh hiện hành, có 16 bit. Đây là chỉ số tuần tự.
              · Flag – Một field có 3 bit, trong đó có 2 bit có thứ tự thấp điều khiển sự phân mảnh. Một bit cho biết gói có bị phân mảnh hay không và gói kia cho biết gói có phải là mảnh cuối cùng của chuỗi gói bị phân mảnh hay không.
              · Fragment Offset – Được dùng để ghép các mảnh Datagram lai với nhau, có 13 bit.
              · Time To Live (TTL) – Chỉ ra số bước nhảy (hop) mà một gói có thể đi qua.Con số này sẽ giảm đi một khi một gói tin đi qua một router. Khi bộ đếm đạt tới 0 gói này sẽ bị loại. Đây là giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lặp vòng vô hạn của gói nào đó.
              · Protocol – Chỉ ra giao thức lớp trên, chẳng hạn như TCP hay UDP, tiếp nhận các gói tin khi công đoạn xử lí IP hoàn tất, có 8 bit.
              · Header CheckSum – Giúp bảo dảm sự toàn vẹn của IP Header, có 16 bit.
              · Source Address – Chỉ ra địa chỉ của node truyền diagram, có 32 bit.
              · Destination Address – Chỉ ra địa chỉ IP của Node nhận, có 32 bit.
              · Padding – Các số 0 được bổ sung vào field này để đảm bảo IP Header luôn la bội số của 32 bit.
              · Data – Chứa thông tin lớp trên, chiều dài thay đổi đến 64Kb.
              Trong khi địa chỉ IP của nguồn và đích là quan trong của hoạt động của IP, các trường khác làm cho IP trở nên rất linh hoạt.
              Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

              Email : dangquangminh@vnpro.org
              https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

              Comment


              • #67
                các bạn cho mình hỏi bản chất của broast adress là gì.nó được gán cho thằng nào,có phải tất cả mọi host đều hiểu địa chỉ đó. nó được mặc định gán vào dest adress trong gói tin của người gửi khi gửi broast ? nó khác gì với network adress về mặt đại diện. Mình thấy 2 địa chỉ đó đều đại diện cho một mạng con hay là domain đúng không. Xin các bạn giải đáp giúp. Thanks:X

                Comment


                • #68
                  Chào các bạn. Mình thấy forum này hay quá.
                  Các bạn cho mình hỏi chút nhé.
                  Mình đọc đề thi tốt nghiệp cử nhân CNTTQM đợt 1 năm 2008 của ĐHQGTPHCM có câu như thế này mong các bạn gíup mình với. Mình đọc mãi mà không hiểu gì cả
                  Các bạn giải thích luôn cho mình với nhé.
                  câu hỏi như sau: Máy A nhận được từ máy B một gói tin TCP có Seq=3212 và kích thước phần dữ liệu là 5234 bytes. Hãy cho biết máy A sẽ gửi lại cho máy B gói tin có ACK bằng bao nhiêu?
                  Mong các bạn chỉ giúp
                  Seq có phải là (sequence Number) không?
                  ACK có phải là (ACKnowledgment Number): 32 bit số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận?. Ngầm ý báo nhận tốt các segment các trạm đích đã gửi cho trạm nguồn???
                  hay là ACK ở đây là : Vùng báo nhận(ACK number) có hiệu lực?
                  Các cao thủ mong chỉ giáo cho Em với....
                  Last edited by matdatbecon; 25-11-2008, 02:46 PM.

                  Comment


                  • #69
                    Originally posted by matdatbecon View Post
                    Chào các bạn. Mình thấy forum này hay quá.
                    Các bạn cho mình hỏi chút nhé.
                    Mình đọc đề thi tốt nghiệp cử nhân CNTTQM đợt 1 năm 2008 của ĐHQGTPHCM có câu như thế này mong các bạn gíup mình với. Mình đọc mãi mà không hiểu gì cả
                    Các bạn giải thích luôn cho mình với nhé.
                    câu hỏi như sau: Máy A nhận được từ máy B một gói tin TCP có Seq(sequence Number)=3212 và kích thước phần dữ liệu là 5234 bytes. Hãy cho biết máy A sẽ gửi lại cho máy B gói tin có ACK (ACKnowledgment Number) bằng bao nhiêu?
                    Mong các bạn chỉ giúp
                    Theo mình thì ACK sẽ là 3212 + 5234 = 8446. ACK dùng để chỉ ra byte tiếp theo host B phải gửi cho host A.

                    Comment


                    • #70
                      Seq có phải là (sequence Number) không?
                      ACK có phải là (ACKnowledgment Number): 32 bit số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận?. Ngầm ý báo nhận tốt các segment các trạm đích đã gửi cho trạm nguồn???
                      hay là ACK ở đây là : Vùng báo nhận(ACK number) có hiệu lực?

                      Comment


                      • #71
                        Chính xác. Theo mình nghĩ là đúng

                        Comment


                        • #72
                          Originally posted by nmtuan View Post
                          -Tại sao nói TCP khắc phục hạn chế về độ tin cậy kém của IP?


                          -Thông số time out của TCP có gì khác so với time to live của IP?

                           Xin cảm ơn nhiều, mong hồi âm sớm;
                          chưa ai trả lời câu này àh:53:
                          :54:cứ gõ rồi cửa sẽ mở :54:

                          Comment


                          • #73
                            Cho mình hỏi sự khác nhau giữa broadcast multi cast và flooding là như thế nào.

                            Comment


                            • #74
                              Khi A gửi frame b/c, sw nhận được thấy Des MAC là 12 chữ F, sw sẽ flood ra tất cả các port , trừ port nhận vào, lưu ý, A gửi b/c , nhưng chỉ gửi đúng 1 frame, Sw nhìn thấy Des MAC là FF.. F thì sẽ nhân ra, ứng với số port đang có, và flood đi.
                              Multicast là khi 1 máy tính gửi, các máy nào muốn nhận được gói tin này, nó phải có địa chỉ 224.0.0.x chẳng hạn. 1 gửi cho nhiều.
                              Trịnh Anh Luân
                              - Email : trinhanhluan@vnpro.org
                              - Search my site
                              - Search VNPRO.ORG

                              Trung Tâm Tin Học VnPro
                              Địa chỉ: 149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                              Tel: (08) 35124257 (5 lines)
                              Fax: (08) 35124314

                              Home page: http://www.vnpro.vn
                              Support Forum: http://www.vnpro.org
                              Network channel: http://www.dancisco.com
                              • Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                              • Phát hành sách chuyên môn
                              • Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                              • Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                              Blog: http://www.vnpro.org/blog
                              Wifi forum: http://www.wifipro.org

                              Comment


                              • #75
                                Broadcast: Mot may gởi cho tòan bộ các máy khác trong một LAN (Dùng IP, giao thức lớp 3)
                                Multicast : Một máy gởi cho nhiều máy, cũng dùng IP và thuoc lớp 3.
                                Flooding : Tương tự Broadcast, nhưng dùng MAC, giao thức lớp 2

                                Comment

                                Working...
                                X