Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân biệt các loại cáp đồng đôi xoắn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân biệt các loại cáp đồng đôi xoắn

    Cáp mạng đôi xoắn được dùng để kết nối các thiết bị mạng và đã trở nên rất phổ biến đối với mọi người, đặc biệt là những ai đang hoạt động trong ngành công nghệ thông tin. Mặc dù rất thông dụng, nhưng do cáp mạng được chia thành rất nhiều chủng loại nên gây không ít khó khăn cho người sử dụng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu và phân biệt các loại cáp mạng đôi xoắn.

    Cáp đôi xoắn (twisted pair cable) được tạo thành từ 4 - 25 đôi dây đồng. Trong đó mỗi đôi dây được xoắn với nhau nhằm mục đích hạn chế nhiễu giữa các đôi dây lân cận (crosstalk). Nó được phát minh bởi Alexander Graham Bell.

    Trên thị trường, chúng ta thường phân biệt cáp thành hai loại chống nhiễu hoặc không chống nhiễu. Tuy nhiên, trên thực tế thì nó không đơn giản như vậy. Để dễ dàng trong việc phân biệt các loại cáp, bảng sau đây mô tả và so sánh một số chữ viết tắt cũ và mới theo tiêu chuẩn ISO / IEC 11801:



    Trong đó:
    TP = twisted pair : đôi xoắn
    U = unshielded: trần (không vỏ bọc giáp)
    F = foil shielding: lá chắn thép/nhôm
    S = braided shielding: lưới che chắn thường làm bằng đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài, chống phát xạ nhiễu bên trong và được nối đất để thoát nhiễu. Cáp đôi xoắn có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và có khả năng truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp đôi xoắn trần.

    U/UTP (Unshielded/Unshielded Twisted Pair) còn gọi là UTP - là loại cáp đồng trong đó hai dây dẫn xoắn với nhau tạo thành một đôi và không có vỏ bọc chống nhiễu. Loại cáp 4 đôi sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng Ethernet. Ngoài ra còn có loại cáp 25 đôi thường được sử dụng trong hệ thống thoại được kí hiệu theo một tiêu chuẩn mã màu.





    F/UTP (Foil/Unshielded Twisted Pair)
    còn gọi là FTP - giống như cáp UTP nhưng có thêm lớp chống nhiễu bằng nhôm bên dưới lớp vỏ nhựa bên ngoài.



    U/FTP (Shieded Twisted Pair)
    còn gọi là STP - các đôi xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng nhôm.




    F/FTP (Foil/Foil Twisted Pair) từng đôi được bọc bởi lá nhôm chống nhiễu và có thêm lớp chống nhiễu bằng nhôm bên dưới lớp vỏ nhựa bên ngoài.



    S/FTP (Shielded/Foiled Twisted Pair)
    còn gọi là S-STP hay PiMF - gồm lớp lá nhôm dưới lớp vỏ và lớp lưới bện bọc mỗi đôi chống nhiễu từ bên ngoài.



    SF/UTP (Shielded Foiled/Unshielded Twisted Pair)
    còn gọi là S-FTP – gồm lớp lưới bện và lớp nhôm bọc bên ngoài, dưới lớp vỏ.




    Bên trên là các loại cáp đôi xoắn phổ biến trên thị trường hiện nay. Ngoài ra còn có một số loại khác nữa, tùy thuộc vào nhà sản xuất mà người ta có thể sản xuất ra những loại cáp khác nhau.
    TRAN VAN THANH
    090 6778 447
    email: thanhtrannsp@gmail.com

    Giải pháp quản trị Data Center
    Giải pháp kiểm tra hệ thống cáp mạng.

  • #2
    Tiếp tục với chủ đề này mình post tiếp bài sau:

    Phân biệt Cáp Cat. 5, Cat. 5e, Cat. 6, Cat. 6A

    Các tổ chức như Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (TIA) và Hiệp hội Công nghiệp Điện tử (EIA) thiết lập các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm cụ thể, và những tiêu chuẩn này đã dẫn tới việc cáp đồng đôi xoắn được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ hiệu suất của chúng.

    Cáp Cat. 5

    Cáp Category 5 là loại cáp cơ bản nhất gồm loại không bọc giáp (UTP)bọc giáp (FTP); các dây dẫn đồng của cáp thường là lõi đặc (solid) hoặc lõi bện (stranded). Cáp lõi đặc được dùng khi dữ liệu được truyền ở khoảng cách xa, trong khi đó cáp lõi bện thường được sử dụng làm cáp đấu nối (patch cord). Băng thông cáp Cat. 5 lên đến 100 Mhz và hoàn toàn đáp ứng các ứng dụng 10/100 Mbps Ethernet.

    Cáp Cat. 5e

    Cáp Cat. 5e (viết tắt của Category 5, enhanced) là loại cáp tương tự như cáp Cat. 5 nhưng đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn trong việc truyền dữ liệu. Trước đây, Cat. 5 rất phổ biến trong các hệ thống mạng, tuy nhiên ngày nay Cat. 5e gần như thay thế hoàn toàn Cat. 5 trong quá trình lắp đặt mới. Hơn nữa, Cat. 5e ít bị nhiễu chéo (cross-talk) hơn so với Cat. 5 và hỗ trợ ứng dụng Gigabit Ethernet (tốc độ truyền tín hiệu 1000 Mbps).
    Cáp Cat. 6

    So với 2 loại cáp vừa được đề cập, Category 6 là loại cao cấp hơn và cung cấp hiệu suất tốt hơn. Cũng giống như Cat. 5 và Cat. 5e, Category 6 được làm từ bốn đôi dây đồng và mỗi đôi dây được xoắn với nhau; nhưng khả năng của nó vượt xa các loại cáp khác vì sự khác biệt về cấu trúc: lõi chữ thập (cross filler) dọc theo chiều dài dây. Nhờ có cross filler, 4 đôi dây được cô lập hoàn toàn; điều này làm giảm nhiễu chéo (cross-talk) và cho phép truyền dữ liệu tốt hơn. Ngoài ra, Cat. 6 có băng thông 250 MHz hơn gấp đôi so với Cat. 5e (100 MHz) và có thể hỗ trợ ứng dụng 10 Gigabit Ethernet với khoảng cách tối đa là 37 m.

    Cáp Cat. 6A


    Sự ra đời của Category 6A nhằm đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu ở tốc độ cao hơn với khoảng cách xa hơn. Do đó, cấu tạo của Cat. 6A đặc biệt hơn so các loại khác. Cat. 6A thường có thêm lớp vỏ bọc giáp hoặc lớp vỏ nhựa cáp được làm dày hơn để hạn chế nhiễu từ bên ngoài. Với băng thông 500 MHz gấp đôi so với Cat. 6, Cat. 6A cung cấp hiệu suất tốt hơn và hỗ trợ ứng dụng 10 Gigabit Ethernet lên đến khoảng cách 100 m.
    Hiện nay Cat. 6A chưa được sử dụng phổ biến do vấn đề chi phí. Chi phí đầu tư cho một hệ thống Cat. 6A có thể nhiều gấp đôi so với Cat. 6, bên cạnh đó việc đầu tư cho các thiết bị mạng hoạt động ở tốc độ 10 Gbps cũng tốn rất tốn kém. Do vậy, Cat. 6 và Cat. 5e vẫn được lựa chọn vì đáp ứng được hầu hết các ứng dụng mạng cơ bản hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng Cat. 6A tại thời điểm hiện nay được cho là sáng suốt vì theo thống kê của các nhà sản xuất cáp cứ 18 tháng thì yêu cầu về tốc độ truyền dữ liệu sẽ tăng gấp đôi. Khi đó chúng ta không phải tốn chi phí để thay toàn bộ hệ thống cáp đã được lắp đặt và đầu tư lại từ đầu.


    Last edited by zai911; 18-11-2011, 03:53 PM.
    TRAN VAN THANH
    090 6778 447
    email: thanhtrannsp@gmail.com

    Giải pháp quản trị Data Center
    Giải pháp kiểm tra hệ thống cáp mạng.

    Comment


    • #3
      Nhiều loại quá nhỉ, mình học cntt mà cũng chẳng biết.. :52::52::52:

      Comment

      Working...
      X