Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân biệt 2 thuật ngữ "end to end" và "point to point"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân biệt 2 thuật ngữ "end to end" và "point to point"

    Em chào các Thầy và các Anh Chị trên diễn đàn, em mới học năm nhất ngành Kỹ thuật máy tính, em đã đọc một số sách về mạng căn bản và cũng đã hiểu cơ bản về mô hình OSI, cụ thể là các gói tin được đóng gói như thế nào khi đi từ tầng trên xuống dưới cũng như gỡ bỏ các header ra sao khi từ tầng dưới lên tầng trên. Em để ý sách có dùng các thuật ngữ "end to end" và "point to point". Vậy em xin mọi người giúp em giải đáp thắc mắc này với:

    1. Thuật ngữ "end to end" có phải là liên kết logic giữa nơi xuất phát đầu tiên của dữ liệu cần truyền (máy gửi) tới nơi cuối cùng mà dữ liệu cần truyền đến đó (máy nhận) mà không cần quan tâm giữa liên kết đó có những trạm trung chuyển nào khác hay không (router chẳng hạn) ?
    2. Thuật ngữ "point to point" có phải là liên kết vật lý giữa 2 thiết bị mạng kề nhau hay không (máy tính - router, máy tính - máy tính, router - router,...) ?
    3. Có phải một frame bị time out còn đỡ hơn một segment bị time out phải không ? Vì em nghĩ khi một frame X nào đó bị time out thì chỉ việc truyền lại frame X giữa 2 thiết bị mạng kề nhau có liên quan đến frame X đó. Còn khi một segment X bị time out thì giả sử em có mô hình: máy gửi - router A - router B - máy nhận, dữ liệu X đang đến router B dưới dạng packet X thì đã time out đối với segment X trong packet X này, do đó segment X sẽ được truyền lại từ máy gửi chứ không phải từ router A (do segment nằm ở tầng Transport hay nói cách khác, router không xử lý segment) sau đó đi xuống các tầng phía dưới, tới router A, rồi mới tới router B, và như vậy thì thời gian truyền lại trong trường hợp này lâu hơn.

    Em mong mọi người giúp em nhiệt tình nha, em xin cảm ơn nhiều lắm !

  • #2
    Ồ, chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này (thực ra là dùng khá là lung tung) nhưng vẫn thử nghĩ xem:
    1 - point-to-point connection is a dedicated communication link between two systems or processes -> Vì thế Point-to-Point đc định nghĩa tại Physical hoặc Data Link Layer
    2 - end-to-end connection refers to a connection between two systems across a switched network -> Vì thế End-to-End thường liên quan đến IP-IP hoặc 1 TCP/UDP session, hay logical connection
    --> end-to-end connection như 1 routed path đc tạo ra bởi nhiều chặng point-to-point
    3 - Thực ra mình nghĩ so sánh thế này thì phải tùy thuộc. Bạn đứng ở phía ISP, cung cấp hạ tầng thì frame bị time-out trong đám mây của ISP hiển nhiên là vấn đề của ISP, bạn đứng ở phía người dùng hay cung cấp các dịch vụ i.e hosting, mà segment time-out thì lỗi đó lại nằm ở Server. Còn nếu chẳng hạn bạn telnet từ trong IGP thì dù cái gì time-out thì kết nối của bạn vẫn down, vấn đề là mình troubleshoot xem lỗi ở tầng nào thôi. Thực tế thì frame- bị time-out mới là vấn đề nghiêm trọng hơn, vì như thế có nghĩa phần L2 của bạn đang có vấn đề rồi, mà L2 down thì chẳng có l3,L4 gì cả, còn segment tại L4 có fail thì các dịch vụ khác vẫn có thể triển khai bình thường thôi

    Comment


    • #3
      Em cảm ơn anh Firey nhiều nha, nhờ anh mà em đã sáng ra vấn đề, hihi !

      Em xin hỏi thêm trên thực tế thì những lỗi nào liên quan đến kết nối dữ liệu ở tầng 2 mà mình nên biết để có hướng troubleshoot không anh, em thì nghĩ nếu như có học về các lệnh cấu hình kết nối ở tầng này trên các thiết bị L3 và nghiên cứu về các giao thức ở tầng này thì có thể phần nào nhận ra đúng không anh, nhưng em thì chưa có thời gian học tới, nếu như anh biết thì có thể gợi ý cho em nha, em sẽ tìm hiểu từ từ !

      Hi, chúc anh mọi sự tốt đẹp nha !

      Comment


      • #4
        (1) và (2) thì mình đồng ý với firey.
        Còn vấn đề (3) xin góp ý thêm để làm rõ. Vấn đề time - out, dù là ở layer nào, thì có nghĩa là cả gói tin bị mất. Vấn đề phân biệt frame time out hay segment time-out để người ta phân biệt được nguyên nhân do đâu.

        Thông thường những thiết bị chuyển mạch chỉ xử lý ở layer 3 (trừ 1 số TH đặc biệt router có đụng tới layer 4). Do đó khi nói tới frame time out, chắc chắn mình nghĩ nguyên nhân gây trục trặc khi gói tin gởi đi là do các thiết bị này gây ra.
        Nhưng khi nói tới segment time-out, mình sẽ nghĩ tới nguyên nhân do các thiết bị đầu cuối.

        Vấn đề phân biệt như vậy để dễ hơn trong TroubleShoot, quy trách nhiệm cho ai. Chứ trong cả 2 trường hợp, cả gói tin bị mất chứ không phải chỉ mất 1 layer.
        Nguyễn Bá Hiển
        Email: nguyenbahien@vnpro.org
        Yahoo: nguyenbahien_vnpro
        ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        Trung Tâm Tin Học VnPro
        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
        Tel : (08) 35124257 (5 lines)
        Fax: (08) 35124314

        Home page: http://www.vnpro.vn
        Support Forum: http://www.vnpro.org
        - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
        - Phát hành sách chuyên môn
        - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
        - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

        Network channel: http://www.dancisco.com
        Blog: http://www.vnpro.org/blog

        Comment


        • #5
          Anh nbhduoc ơi, vậy trong quá trình bắt tay 3 bước ở L4, phần Data (L5,6,7) trong segment là gì vậy anh, em đọc thấy rằng sau khi bắt tay xong thì dữ liệu mới được truyền, em còn lơ tơ mơ chỗ này anh giải giúp em nha ! Cám ơn anh !

          Comment


          • #6
            vấn đề bạn hỏi khó thật, nào giờ mình chưa nghĩ trong đó nó có gì.
            Nhưng theo kiến thức của mình, thì có thể nói, phần data (layer 5,6,7) trong 3 bước bắt tay sẽ không có.
            PC sẽ dựa vào port layer 4, IP source des để thiết lập connection.
            VD như PC cần truy cập Web server.
            Trong gói đầu tiên PC sẽ gởi gói tin với Des port: 80, trường Code bit (trong tcp header) bit syn (cờ SYN) bật lên và được gởi tới server
            server reply lại với cờ SYN và ACK. Sau đó PC reply với cờ ACK.
            Lúc này chính thức TCP connection được thành lập.
            Khi đó trong gói tin kế tiếp thì data tham gia, Mở đầu bằng gói HTTP request nằm sau TCP header.

            Và khi kết thúc thì PC dùng cờ FIN để kết thúc connection.

            Bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở cuốn ICND 1 trang 25 và trang 142
            Nguyễn Bá Hiển
            Email: nguyenbahien@vnpro.org
            Yahoo: nguyenbahien_vnpro
            ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
            Trung Tâm Tin Học VnPro
            149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
            Tel : (08) 35124257 (5 lines)
            Fax: (08) 35124314

            Home page: http://www.vnpro.vn
            Support Forum: http://www.vnpro.org
            - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
            - Phát hành sách chuyên môn
            - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
            - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

            Network channel: http://www.dancisco.com
            Blog: http://www.vnpro.org/blog

            Comment


            • #7
              Vâng em cám ơn anh nbhduoc nha !

              Comment

              Working...
              X