Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về quá trình encapsulation của OSI

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    So sánh giữa TCP/IP và OSI

    Mình có một số thắc mắc sau :
    TCP/IP suite thì dựa vào OSI model. Do vậy, chúng có sự tương đồng, nhưng mình cũng không hiểu được tại sao lớp Application của TCP/IP có một trong các chức năng của nó là ENCODE mà lẽ ra chức năng này được so sánh tương đương với chức năng của lớp Presentation trong OSI. Trong khi Presentation lại là Encryption.
    Mình nghĩ đây chỉ là một điểm nhỏ trong vấn đề so sánh giữa hai mô hình. Mong các anh chị và các bạn giải đáp và cùng bàn luận thêm.

    Comment


    • #17
      Theo mình thì bạn không thể nói:

      TCP/IP suite dựa vào mô hình OSI vì mô hình OSI có sau TCP/IP. OSI là một mô hình mang tính lý tưởng nên sẽ không phản ánh hòan tòan những giao thức đang tồn tại trong thực tế như TCP/IP.

      Lớp Application của TCP/IP sẽ bao gồm cả ba lớp trên cùng của mô hình OSI. Do đó chức năng encode trong tcp/ip có thể xem là tương đồng với chức năng encryption trong presentation của OSI.

      Hai thuật ngữ này là tương đương nhau.

      Cám ơn

      Comment


      • #18
        To marsupilami
        Tại sao ta không tìm hiểu kỹ về Layer 7, 6, 5 header? Theo hajime nghĩ thì các header được encap ở layer 7, 6, 5 ít bị lỗi trong quá trình transmission hơn. Với lại, khi tìm hiểu về network thì ta tìm hiểu tập trung vào các thiết bị LAN và WAN, và cách truyền packet trên network mà các việc này thì nằm chủ yếu từ layer 4 trở xuống nên ta cần phải cần tìm hiểu kỹ cấu trúc các packet , các frame này.

        Có thể ở level CCNA thì chỉ tìm hiểu ở mức độ này thôi... Có thể lên CCNP, hay CCIE thì sẽ tìm hiểu kỹ các layer trên chăng???

        To govap: hajime đồng ý với govap.....

        Thân chào,
        We get here to share knowledge !!!

        \" Người không sương khói mà sương khói
        Qua lại mơ hồ dáng dấp nhau \"
        +-----------------------------------------------+
        “Xương lành, sẹo liền
        Đau thương rồi sẽ qua
        Vinh quang là mãi mãi”
        +------------------------------------------------+

        Comment


        • #19
          Thanks,
          Các bạn nói đúng, mình chỉ nên tập trung vào các lớp dưới thôi. Nhưng mấy lớp dưới thì nhiều người đều biết, mình .. "thét mét" chỗ đó quá nên mới hỏi.

          Chúc thành công,

          Comment


          • #20
            chào các bạn
            Theo mình biết thì mô hình OSI chỉ là mô hình lý thuyết để kết nối các hệ thống với nhau thôi.
            Còn TCP/IP hay Novell netware... dựa trên chuẩn OSI mà xây dựng. Do đó có thể hơi khác so với mô hình lý thuyết OSI.
            Trong OSI các PDU có add các header dể cho xuống tầng dưới nhưng TCP/IP và Novell có một số tầng không có.

            Comment


            • #21
              RE: Thắc mắc về quá trình encapsulation của OSI

              Mô hình OSI là mô hình mang tính lý thuyệt Thực tế khôg có hệ thống nào hoặc protocol nào hiện thực đầy đủ theo mô hình lý thuyết trện

              TCP/IP có một số tầng không tương thích hòan tòan với mô hình 7 lớp. Cụ thể là

              TCP có 4 lớp:
              Ápplication
              TCP/UDP
              Internet (IP)
              Nétwork Áccess.

              Do đó, lớp Nétwork áccess của TCP/Ip sẽ tương đương với lớp Dátalink và Physical của mô hình OSI. Còn lớp ápplication của TCP/IP sẽ tương đương với 3 lớp trên cùng của mô hình OSI.

              Thân,
              The beautiful thing about learning is that no one can take it away from you. (B.B. King)

              Comment


              • #22
                RE: Thắc mắc về quá trình encapsulation của OSI

                cam on ban senior member đã cho cái link này,mình cũng đang tìm nhưng ko biết nó ở đâu.Cảm ơn rất nhiều.

                Comment


                • #23
                  RE: Thắc mắc về quá trình encapsulation của OSI

                  Hi,

                  2 mô hình TCP/IP và OSI khác nhau về cách nhận thức thôi. Còn về quá trình encapsulation tiến hành theo trật tự: data --> segment --> packet --> frame -- bit.
                  Việc gắn các header hay trailer thì trong CCNA INTRO có nói sơ lược qua rồi đấy. Các layer đều có gắn thêm header. Trong TCP/IP, chỉ layer Network Interface sẽ thêm trailer vào, còn trong mô hình OSI thì layer Data-link sẽ thêm trailer vào.
                  Bye

                  Comment


                  • #24
                    Originally posted by Mikami View Post
                    1. Điểm khác nhau giữa encapsulation giữa TCP/IP và OSI chỉ là khác nhau về mặt nhận thức và cách diễn đạt của từng mô hình.

                    Ví dụ trong Layer Physical và Datalink của OSI ta thấy liên quan tới các bit 0 1 và Frame thì thật chất bên Network Interface của TCP/IP cũng vậy thôi nhưng bên TCP/IP thì nó gôm chung vào 1 layer chứ không fân biệt là các bit sẽ đưọc đóng gói thành từng Frame ( trong deencapsulation operation ) hay là các Frame sẽ chuyển thành các bit ( khi encapsulation ) nghĩa là chúng vẫn fải đưọc thêm hay đưọc loại bỏ các MAC address.

                    3. Coi chừnh bạn có sự lầm lẫn giữa TCP/IP OSI và Netware rồi đó.

                    Ban đầu người ta hình thành chuẩn TCP/IP để cho information dựa vào tiêu chuẩn đó để mà có thể transmit đưọc. Về sau ngưòi ta mới đưa ra mô hình OSI để làm đơn giản hoá các layer và dễ dàng cho việc giáo dục cũng như nghiên cứu. Còn Netware thật chất là 1 dạng network operating Ssytem có các service và họat động dựa trên địa chỉ IPX ( Internetwork Packet Exchange ) nó hơi khác với địa chỉ IP của hai mô hình TCP/IP và OSI ( Bạn sẽ học kỹ về IPX hơn về sau nay).
                    Ban đầu người ta hình thành chuẩn TCP/IP để cho information dựa vào tiêu chuẩn đó để mà có thể transmit đưọc. Về sau ngưòi ta mới đưa ra mô hình OSI để làm đơn giản hoá các layer và dễ dàng cho việc giáo dục cũng như nghiên cứu. <-- :confused: OSI was born before TCP/IP :(

                    Comment


                    • #25
                      Mọi người coi lại nhé:
                      Mô hình 7 lớp OSI là MÔ HÌNH THAM CHIẾU, nó chỉ có ý nghĩ phân tích, chứ o có ý nghĩa thực tiễn vì trong thực tế người ta không sử dụng mô hình OSI, mà chỉ dùng TCP/IP hoặc các mô hình khác.
                      Mô hình OSI chỉ là để tham chiếu, và phân tích.

                      Tài liệu về chuyên 3 lớp trên, 7, 6, 5 có nói về thêm header mình chưa đọc bao giờ, bạn nào có thì đưa lên đây nhé.
                      Tuy nhiên theo cấp độ nghiên cứu CCNA, thì cứ coi là đến lớp 4 nó mới chia thành Data, sau đó ....

                      Về thuật ngữ: Thêm header... thì gọi là quá trình đóng gói (encapsulation) dữ liệu, dữ liệu đi từ lớp trên xuống.

                      Còn bên nhận, bóc tách các header, trailer... ra thì các bác không được dich là ĐÓNG GÓI, vì lúc đó là ngược lại rồi: Deencapsualtion

                      Huy Bắc
                      The Mumble Fund
                      Hanh trinh noi nhung vong tay.

                      Vui long vao:
                      http://groups.google.com.vn/group/tinhnguyen_vietnam hoac lien he Nguyen Huy Bac: 093 668 9866
                      De cung ket noi.
                      Yahoo: huybac_nguyen
                      Mail: huybac.nguyen@gmail.com
                      Techcombank: 13320037822012
                      Vietcombank: 0611001454910

                      "Ky thuc tren mat dat von lam gi co duong.
                      Nguoi ta di mai thi thanh duong thoi."

                      Comment


                      • #26
                        Thanks mọi người nghen ...

                        Comment


                        • #27
                          Quá trình đóng gói.

                          Đừng nên hiểu quá máy móc của quá trình đóng gói. ĐÓng gói không phải chỉ là thêm đầu, nhièu lúc nó nén, mã hóa và chặt nhỏ dữ liệu, nhiều lúc chẳng làm gì.

                          Ví dụ, mô hình mạng ban đầu chỉ có một lớp phần mềm là Application:

                          Application layer
                          Transport layer
                          Internet layer
                          Network Access layer


                          Rồi Application mới chia ra 3 lớp, dữ liệu đi trong 3 lớp nhìn chung chưa có format, được gọi là luồng dữ liệu, data stream.

                          Session layer: Thiết lập phiên làm việc giữa ứng dụng và máy tính ở xa.
                          Ban đầu, người ta chỉ có khái niệm nối máy tính-máy tính, chỉ cần địa chỉ IP là đủ. Nhưng sau này, các phương thức bảo mật tiến lên người ta đưa ra tập 3 khái niệm: máy tính, người dùng và phiên làm việc. Các loại IP chỉ nói đến máy tính. User được bảo mật bằng user name và password và có thêm pro file hay scrip riêng. User name và password chỉ có giá trị trong phiên làm việc Session.

                          Presentation layer: Cũng phục vụ cho các yêu cầu truyền mới. Đây là lớp thực hiện biệc bên tập dữ liệu: nén, mã hóa.

                          Application layer: đây là cửa giao tiếp phần mềm của mạng và các ứng dụng. Ở đây tiếp nhận những yêu cầu truyền file, truyền message.......

                          Như vậy, tùy yêu cầu mà dữ liệu được truyền đơn giản hay phức tạp.
                          Nếu như với các boardcast công cộng thì section và Presentation chẳng có việc gì để làm và chúng để nguyên dữ liệu.
                          Nhưng fpt thì section và Presentation rất bận bịu, section lúc khởi động tham gia vào việc tạo ra khóa mã. Presentation dựa vào khóa mã đó thay đổi toàn bộ dữ liệu của APP chứ không thỉ thêm thắt đầu đuôi.

                          Lớp Network Access layer sau này trở thành 2 lớp
                          Network layer
                          Data Link layer

                          Data link được các nhà kỹ thuật chia ra 2 lớp LLC và MAC.



                          Transport Layer là lớp quản lý port và socket. Luồng data stream từ các lớp trên đến đây không chỉ được thêm đầu đuôi mà còn bị thay đổi, từ các data stream thành các datagram. Có hai kiểu datagram được hình thành là TCP và UDP.

                          Internet Layer thêm vào khái niệm địa chỉ IP

                          Đến hai lớp vậy lý Network layer và Data Link layer thì dữ liệu được băm ra thành nhiều đoạn cho vừa, thêm MAC và trở thành các frame.
                          Attached Files
                          Last edited by huyphuc1981_nb; 18-09-2007, 09:02 AM.
                          Long say thiếu rượu.

                          Comment


                          • #28
                            Thấy thread hay nên cho em đào lại. Em cũng đang thắc mắc:

                            Qua các lớp 5,6,7 thì dữ liệu chưa bị chia nhỏ (vẫn đang là data stream) nhưng vẫn được đóng header. Đến lớp 4 thì bắt đầu bị chia nhỏ ra thành các segment. Nếu chia như thế, sẽ có các segment chưa header, có segment không chưa header?

                            Comment


                            • #29
                              Dữ liệu phải đi đến cuối cùng rồi mới ra ngoài.
                              The Mumble Fund
                              Hanh trinh noi nhung vong tay.

                              Vui long vao:
                              http://groups.google.com.vn/group/tinhnguyen_vietnam hoac lien he Nguyen Huy Bac: 093 668 9866
                              De cung ket noi.
                              Yahoo: huybac_nguyen
                              Mail: huybac.nguyen@gmail.com
                              Techcombank: 13320037822012
                              Vietcombank: 0611001454910

                              "Ky thuc tren mat dat von lam gi co duong.
                              Nguoi ta di mai thi thanh duong thoi."

                              Comment


                              • #30
                                Ban đầu người ta hình thành chuẩn TCP/IP để cho information dựa vào tiêu chuẩn đó để mà có thể transmit đưọc. Về sau ngưòi ta mới đưa ra mô hình OSI để làm đơn giản hoá các layer và dễ dàng cho việc giáo dục cũng như nghiên cứu. <-- :confused: OSI wasz
                                chính xác là TCP/IP có trước OSI.

                                Thấy thread hay nên cho em đào lại. Em cũng đang thắc mắc:

                                Qua các lớp 5,6,7 thì dữ liệu chưa bị chia nhỏ (vẫn đang là data stream) nhưng vẫn được đóng header. Đến lớp 4 thì bắt đầu bị chia nhỏ ra thành các segment. Nếu chia như thế, sẽ có các segment chưa header, có segment không chưa header?
                                Lưu ý là chúng ta sẽ segment ở lớp 4 và cả fragment ở lớp 3 (chia nhỏ 2 lần, note: ở lớp 2 tùy công nghệ mà có thể có thêm fragment ở lớp 2). Đứng ở lớp 3, segment từ lớp 4 đưa xuống, lớp 3 chia nhỏ segment đó thành nhiều gói nhỏ. Khi đó lớp 3 không quan tâm fragment chia nhỏ đó có chứa header layer 4 hay không.

                                Mình có 1 câu hỏi mời các bạn cùng thảo luận. Ở máy nhận, đứng ở lớp 3, khi nào thì các fragment được tái hợp và đưa tiếp lên lớp 4?

                                Comment

                                Working...
                                X