Bạn nào có thể giải thích giùm mình tại sao trong TCP lại phải sử dụng 3-way hand shake? thanks.
Announcement
Collapse
No announcement yet.
3-way hand shake của TCP
Collapse
X
-
Originally posted by easonyeung View PostBạn nào có thể giải thích giùm mình tại sao trong TCP lại phải sử dụng 3-way hand shake? thanks.
Vì nó giúp duy trì kết nối theo kiểu đáng tin cậy!!! (oriented-connection)
Chúc bạn vui !!!Trần Mỹ Phúctranmyphuc@hotmail.com
Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)
Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)
Juniper Certs : JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...
[version 4.0] Ôn tập CCNA
-
Originally posted by easonyeung View PostBạn nào có thể giải thích giùm mình tại sao trong TCP lại phải sử dụng 3-way hand shake? thanks.
Comment
-
Vì người ta thấy 3 bước là quá đủ cho 1 phiên thiết lập đáng tin cậy. Vì khi đó cả 2 đều biết mình vẫn có thể nói chuyện được với nhau !!!
Chúc bạn vui !!!Trần Mỹ Phúctranmyphuc@hotmail.com
Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)
Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)
Juniper Certs : JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...
[version 4.0] Ôn tập CCNA
Comment
-
Theo mình thì:
TCP sử dụng bắt tay 3 bước bởi vì:
Nếu dùng cách bắt tay 2 bước thì :
-Máy nhận không thể đảm bảo máy gửi đã đồng ý thiết lập kết nối.
-Nếu như thông điệp SYN,ACK từ máy nhận vì một lí do nào đó không đến được máy gửi thì máy nhận sẽ chờ rất lâu, máy nhận không thể biết được thong điệp của nó có bị lỗi hay không.
- nếu dùng bắt tay 3 bước thì nếu xảy ra lỗi thì truyền lại ( sau 1 khoảng thời gian không thấy trả lời).
Comment
-
Originally posted by nmtuan View PostTheo mình thì:
-Máy nhận không thể đảm bảo máy gửi đã đồng ý thiết lập kết nối.
-Nếu như thông điệp SYN,ACK từ máy nhận vì một lí do nào đó không đến được máy gửi thì máy nhận sẽ chờ rất lâu, máy nhận không thể biết được thong điệp của nó có bị lỗi hay không.
- nếu dùng bắt tay 3 bước thì nếu xảy ra lỗi thì truyền lại ( sau 1 khoảng thời gian không thấy trả lời).
Comment
-
Originally posted by easonyeung View PostBạn nào có thể giải thích giùm mình tại sao trong TCP lại phải sử dụng 3-way hand shake? thanks.
nếu gói tin chỉ truyền một lần, thì chỉ cần 2 bước truyền và báo nhận là đã đủ,
nhưng vì gói dữ liệu có thể được chia làm nhiều gói nhỏ trong quá trình truyền đi, do vậy mới cần thêm bước thứ ba, bước ba dùng để truyền gói tiếp theo sau khi đã được báo nhận ở bước hai, bước 2 bảo đảm rằng gói dữ liệu trước đó đã đến đích, hoặc sau một thời gian mà không báo nhận thì sẽ phải truyền lại dữ liệu đó. Sau bước ba thì quá trình lặp đi lập lại cho đến khi truyền hết toàn bộ dữ liệu :Dno car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?
:32::53::X:106:
Nothing last forever...
Comment
-
+ 3-way handshake không phải để đảm bảo truyền lại gói thứ 3 nếu gói thứ 2 mất. Nếu bị lỗi thì quá trình 3-way bắt đầu lại từ đầu.
+ 3-way cũng không phải là gói thứ 3 xác nhận gòi thứ 2, nếu vậy nó thành n-way luôn rồi.
Quá trình bắt tay 3-way có những ý nghĩa sâu xa của nó. Tui nghĩ là hầu hết ai học xong 3-way rồi đều chưa hiểu tại sao lại là 3-way mà không phải 2-way hay 4-way !
Mọi người tiếp tục thảo luận thêm nhé !
Comment
-
Chủ đề này lâu rồi mà :D Thử liên hệ với câu chuyện sau nha:
-----------------------------------------
Trong một trận chiến có 2 đội quân A và B.
Đội quân B hiện đang bị bao vây phía dưới thung lũng, và có khoảng 10 nghìn quân
Đội quân A ở phía trên, chia thành 2 nhóm là A1 và A2 đóng ở 2 đầu thung lũng, mỗi nhóm nhỏ có khoảng 7 nghìn quân
Rõ ràng là nếu đội quân A tiến công từng nhóm lẻ tẻ thì sẽ không thể thắng được, muốn thắng thì đòi hỏi cả 2 nhóm quân A1 và A2 cùng tiến đánh một lúc. Thời ngày xưa thì không có các phương tiện truyền thông hiện đại như bây giờ, mỗi khi muốn trao đổi thông tin thì cần cử người đem thông điệp sang tận nơi. Vậy làm thế nào để đảm bảo cả 2 đội quân đều ồ ạt tấn công 1 lúc?
Như vậy trong trường hợp này, quân A muốn đánh thắng thì trước hết 2 nhóm A1 và A2 phải "đồng bộ" thời gian tấn công như sau:
Bước 1: A1 gửi thư sang cho A2, yêu cầu đúng giờ X thì tấn công
Bước 2: A2 gửi trả lời: "đồng ý, giờ X nhé!"
Tuy nhiên nếu chỉ 2 bước thế này thì vẫn chưa chặt chẽ. Trong trường hợp anh lính liên lạc bị giết chết trong quá trình mang thư trả lời của A2, A1 không nhận được trả lời thì không dám tấn công một mình, còn A2 thì cứ đinh ninh rằng giờ đó tấn công là được --> đến giờ đó A2 tấn công 1 mình --> hy sinh :D
Như vậy cần thêm 1 bước nữa để đảm bảo rằng A1 đã nhận được trả lời của A2:
Bước 3: A1 gửi trả lời: "đã nhận thông điệp thành công!"
Đến lúc này, qua 3 bước thì quân A có thể đảm bảo sự thống nhất giữa 2 nhóm quân, chỉ việc chờ đến giờ X cùng tấn công đồng loạt là giành phần thắng :D
Đó là ý nghĩa vì sao là 3 ways chứ ko phải 2 ways, 4 ways hay n ways...
Comment
-
Originally posted by Oriole View PostChủ đề này lâu rồi mà :D Thử liên hệ với câu chuyện sau nha:
-----------------------------------------
Trong một trận chiến có 2 đội quân A và B.
Đội quân B hiện đang bị bao vây phía dưới thung lũng, và có khoảng 10 nghìn quân
Đội quân A ở phía trên, chia thành 2 nhóm là A1 và A2 đóng ở 2 đầu thung lũng, mỗi nhóm nhỏ có khoảng 7 nghìn quân
Rõ ràng là nếu đội quân A tiến công từng nhóm lẻ tẻ thì sẽ không thể thắng được, muốn thắng thì đòi hỏi cả 2 nhóm quân A1 và A2 cùng tiến đánh một lúc. Thời ngày xưa thì không có các phương tiện truyền thông hiện đại như bây giờ, mỗi khi muốn trao đổi thông tin thì cần cử người đem thông điệp sang tận nơi. Vậy làm thế nào để đảm bảo cả 2 đội quân đều ồ ạt tấn công 1 lúc?
Như vậy trong trường hợp này, quân A muốn đánh thắng thì trước hết 2 nhóm A1 và A2 phải "đồng bộ" thời gian tấn công như sau:
Bước 1: A1 gửi thư sang cho A2, yêu cầu đúng giờ X thì tấn công
Bước 2: A2 gửi trả lời: "đồng ý, giờ X nhé!"
Tuy nhiên nếu chỉ 2 bước thế này thì vẫn chưa chặt chẽ. Trong trường hợp anh lính liên lạc bị giết chết trong quá trình mang thư trả lời của A2, A1 không nhận được trả lời thì không dám tấn công một mình, còn A2 thì cứ đinh ninh rằng giờ đó tấn công là được --> đến giờ đó A2 tấn công 1 mình --> hy sinh :D
Như vậy cần thêm 1 bước nữa để đảm bảo rằng A1 đã nhận được trả lời của A2:
Bước 3: A1 gửi trả lời: "đã nhận thông điệp thành công!"
Đến lúc này, qua 3 bước thì quân A có thể đảm bảo sự thống nhất giữa 2 nhóm quân, chỉ việc chờ đến giờ X cùng tấn công đồng loạt là giành phần thắng :D
Đó là ý nghĩa vì sao là 3 ways chứ ko phải 2 ways, 4 ways hay n ways...
Comment
-
Originally posted by Im_Sam View PostVí dụ rất sinh động & chuẩn ;)).
Muốn lấy ví dụ của một quá trình để so sánh với một quá trình khác, thì nếu ở ví dụ ta có các khái niệm, tình huống, điều kiện nào thì ở quá trình thực cũng phải có các khái niệm, quá trình, tình huống tương đương.
Ở ví dụ có các cụm ngữ nghĩa và tình huống "tấn công", "giờ X", "tấn công cùng lúc" nhưng bên 3-way không có ngữ nghĩa nào tương đương. Do đó ví dụ trên và tình huống 3-way là không tương ứng nên không thể làm minh họa được.Last edited by invalid-password; 18-10-2008, 09:41 PM.
Comment
Comment