Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mô hình OSI , 1 điều cần mọi người giải thích

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Originally posted by trainingit View Post
    Lớp 2 cũng có quá trình phát hiện lỗi (error detection) nhưng không có sửa lỗi
    (no error recovery). Cách phát hiện lỗi của frame là dựa trên CSMA/CD (môi trường cảm biến đa sóng mạng / có phát hiện đụng độ). Tuy nhiên khi phát hiện được lỗi frame thì máy đích sẽ chỉ drop frame này, không gửi lại thông báo lỗi đến máy nhận => frame lỗi bị hủy bỏ, và máy gửi lại tiếp tục gửi frame khác cho máy đích.
    Chào bạn, mình góp ý chút xíu: tầng Data Link phát hiện đụng độ bằng CSMA/CD, còn phát hiện lỗi của frame bằng FCS.

    Originally posted by trainingit View Post
    1 packet không thể chia thành nhiều frame, nó chỉ được đóng gói lại trong 1 frame (vẫn packet đó, nhưng thêm header và trailer).

    Data --> Segments --> Packet --> Frames -->Bits

    một segment không thể chia thành nhiều packets, và một packet không thể chỉa thành nhiều frame được.
    Tớ có đọc thấy 1 số khái niệm như MTU: Maximum transmission unit. Nếu môi trường truyền là Ethernet , MTU =1500 byte. Giả sử khi gói IP Datagram sau khi đóng gói thành Frame sẽ có kích thước lớn hơn 1500 byte, khi đó gói IP Data sẽ được phân mảnh nhỏ hơn cho vừa với MTU. Đó là tác dụng của trường Flag và Flagment Offset trong gói IP Data



    Do đó 1 IP datagram có thể chia thành nhiều frame, và bên nhận cần khôi phục gói IP ban đầu.

    Mong tiếp tục được trao đổi thêm.

    Comment


    • #17
      Originally posted by VoT View Post
      Chào bạn, mình góp ý chút xíu: tầng Data Link phát hiện đụng độ bằng CSMA/CD, còn phát hiện lỗi của frame bằng FCS.



      Do đó 1 IP datagram có thể chia thành nhiều frame, và bên nhận cần khôi phục gói IP ban đầu.

      Mong tiếp tục được trao đổi thêm.
      (IP datagram không chia nhỏ thành frame, nó chia nhỏ thành các IP packets nhỏ hơn, rồi từng gói IP đó mới được đóng gói

      vào trong mỗi frame)

      MTU : Maximum Transmission Unit, là kích thước lớn nhất của gói dữ liệu được truyền qua cổng của router, chẳng hạn

      + với Ethernet : MTU = 1500 bytes

      + với HDLC : MTU = 1000 bytes

      - khi gói dữ liệu lớn hơn MTU => packet đó được chia nhỏ hơn sao cho <= MTU (chú ý rằng router chỉ xử lý gói dữ liệu thôi... và thông tin header của frame lớp 2 có kích thước rất nhỏ - khoảng vài bytes...)

      bạn xem qua vd:

      PC01 <--- R1 ---- R2 ---- R3 ---- R4 --- R5 ----> PC02

      + các kết nối từ R1 đến R5 là kết nối serial, sử dụng đóng gói HDLC

      + kết nối PC01 -- R1, và R5 -- PC02 là Ethernet

      giả sử rằng có một gói dữ liệu với kích thước 1500 bytes được gửi từ PC01

      đến PC02. Từ PC01 gói dữ liệu được đóng gói trong frame header và trailer, tới

      router R1, R1 gỡ bỏ thông tin frame header và trailer (match destination MAC

      of frame), khi đó chỉ còn gói IP, nhưng gói này có kích thước cũng vẫn xấp xỉ

      1500 bytes (vì thông tin header frame , trailer frame rất nhỏ)

      => do vậy nếu giữ nguyên kích thước này, và đóng gói lại với HDLC thì sẽ

      không thể truyền qua cổng serial của router được (vì MTU của HDLC là 1000

      bytes)

      - vì thế router phải chia nhỏ gói, vd chia làm 2 mỗi gói có kích thước là 750

      bytes, sau đó 2 gói này được đóng gói lại trong frame HDLC và lúc đó nó có

      thể truyền qua cổng serial của router R1. Đến các router R2, R3, R4, ...

      router không chia nhỏ packet nữa vì kích thước này đã < MTU của cổng serial

      trên router (chỉ gỡ bỏ, và đóng gói lại thông tin frame HDLC). 2 gói dữ liệu

      này cứ như vậy truyền qua tất cả các router và khi đến được router R5, R5

      sẽ gỡ bỏ thông tin của HDLC header, và lại encapsulate lại trong 1 frame

      Ethernet (vì lúc này kích thước của packets đó = 1500 bytes), rồi gửi frame

      dữ liệu đến PC02.

      :X:X:106::106:
      Last edited by trainingit; 12-01-2008, 08:10 PM.
      no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

      :32::53::X:106:

      Nothing last forever...

      Comment


      • #18
        Hi
        Khi viết
        1 IP datagram có thể chia thành nhiều frame, và bên nhận cần khôi phục gói IP ban đầu.
        Ý mình không phải 1 IP datagram = 1 frame, mà là 1 IP datagram bị phân thành từng mảnh nhỏ rồi mỗi mảnh nhỏ đóng gói làm 1 frame. Vì thế tớ mới góp ý câu
        Originally posted by trainingit
        1 packet không thể chia thành nhiều frame, nó chỉ được đóng gói lại trong 1 frame (vẫn packet đó, nhưng thêm header và trailer).
        (theo nghĩa câu trên thì 1 packet đóng thành 1 frame ko quan tâm MTU)

        Comment


        • #19
          Originally posted by VoT View Post
          Hi
          Khi viết
          Ý mình không phải 1 IP datagram = 1 frame, mà là 1 IP datagram bị phân thành từng mảnh nhỏ rồi mỗi mảnh nhỏ đóng gói làm 1 frame. Vì thế tớ mới góp ý câu

          (theo nghĩa câu trên thì 1 packet đóng thành 1 frame ko quan tâm MTU)
          :D

          cái chính là hiểu bản chất là được rồi bạn ah, vì nhiều lúc mình có thể hiểu

          nhưng do trình bày ngắn gọn quá, ==> ko hiểu được đầy đủ :D

          - router : có 2 chức năng chính là routing (định tuyến) và chọn đường (path

          selection), chủ yếu router xử lý gói dữ liệu dựa vào thông tin địa chỉ IP.

          Nhưng để truyền trên môi trường nó vẫn phải đóng gói frame (Ethernet,

          HDLC, hay PPP). Trên đường truyền vật lý, frame này được mã hóa thành bits

          - không phải là packet đóng gói thành một frame không quan tâm

          MTU, mà khi frame dữ liệu đến router, router đầu tiên gỡ bỏ frame header và

          frame trailer của frame dữ liệu, sau đó router sẽ kiểm tra kích thước gói dữ

          liệu , nếu <=MTU thì đóng gói frame (có thể là frame HDLC, PPP, hay

          Ethernet), nếu kích thước gói dữ liệu > MTU thì sẽ chia nhỏ gói dữ liệu, rồi

          từng gói nhỏ đó được đóng gói lại trong frame tương ứng, ... và lúc đó sẽ

          truyền qua được cổng của router.

          (gói dữ liệu được truyền từ PC, và MTU của NIC trên PC cũng có giá trị

          default MTU = 1500 bytes)
          no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

          :32::53::X:106:

          Nothing last forever...

          Comment


          • #20
            2 pác nói gì chưa được rõ ràng nên gây lúng túng, để tui nói lại bằng ví dụ sinh động dễ hiểu cho :

            Ví MTU = 1500 byte:
            + PC có 100 byte cần truyền đi, nó được đóng trong 01 gói TCP (to hơn chút), sau đó đóng trong 01 gói IP (to thêm chút nữa, do thêm IP vào), rồi đóng thành frame Ethernet, kết quả được 1 cục hơn trăm byte và truyền đi.
            + Lần sau PC có tới 2000 byte cần truyền đi, nếu mà đóng thành 1 cục Ethernet thì lớn hơn MTU rồi, không được, vậy phải đóng thành 2 cục. Nó chia 2000 byte ra làm 2 (chia chính xác nhiu thì chưa biết chắc, tùy buffer nó lúc đó, nhưng chưa chắc 1000 chẵn đâu), sau đó đóng thành 2 gói TCP, rồi 2 gói TCP này đóng thành 2 gói IP, rồi 2 gói IP đóng thành 2 frame Ethernet, mỗi frame nhỏ hơn MTU và truyền đi, xong.
            Cái này ai cũng bít hết.

            Vậy nên câu "một IP datagram có thể chia thành nhiều frame" sẽ gây cãi nhau, phải sửa lại là "Một datagram có thể chia thành nhiều IP packet".
            Câu "Một packet có thể chia thành nhiều frame" là không đúng, khi đã phân thành packet rồi thì 1 packet đóng trong 1 frame.
            Còn câu "Một packet không thể chia thành nhiều frame" cũng chưa hoàn toàn diễn tả chính xác, nếu datagram (là tổng dữ liệu cần truyền đi) mà to quá thì nó đã chia nhỏ thành packet trước rồi đóng frame, và khi đã thành packet rồi thì đóng luôn chứ khỏi chia nữa.

            Túm lại là 2 pác đều hiểu đúng vấn đề, nhưng chưa diễn tả đúng nên chưa hiểu nhau, huề nhé !

            PS: Pác trainingit mỗi lần nói ít ít thôi, lần nào pác cũng nói từ nguồn gốc xuất xứ, từ A đến Z thế mỏi tay lắm, cái nào pác nhắm người ta biết rồi thì khỏi nói nữa, nói thẳng vô đúng chỗ đó thôi.

            Comment


            • #21
              Originally posted by invalid-password View Post
              2 pác nói gì chưa được rõ ràng nên gây lúng túng, để tui nói lại bằng ví dụ sinh động dễ hiểu cho :

              Ví MTU = 1500 byte:
              + PC có 100 byte cần truyền đi, nó được đóng trong 01 gói TCP (to hơn chút), sau đó đóng trong 01 gói IP (to thêm chút nữa, do thêm IP vào), rồi đóng thành frame Ethernet, kết quả được 1 cục hơn trăm byte và truyền đi.
              + Lần sau PC có tới 2000 byte cần truyền đi, nếu mà đóng thành 1 cục Ethernet thì lớn hơn MTU rồi, không được, vậy phải đóng thành 2 cục. Nó chia 2000 byte ra làm 2 (chia chính xác nhiu thì chưa biết chắc, tùy buffer nó lúc đó, nhưng chưa chắc 1000 chẵn đâu), sau đó đóng thành 2 gói TCP, rồi 2 gói TCP này đóng thành 2 gói IP, rồi 2 gói IP đóng thành 2 frame Ethernet, mỗi frame nhỏ hơn MTU và truyền đi, xong.
              Cái này ai cũng bít hết.

              Vậy nên câu "một IP datagram có thể chia thành nhiều frame" sẽ gây cãi nhau, phải sửa lại là "Một datagram có thể chia thành nhiều IP packet".
              Câu "Một packet có thể chia thành nhiều frame" là không đúng, khi đã phân thành packet rồi thì 1 packet đóng trong 1 frame.
              Còn câu "Một packet không thể chia thành nhiều frame" cũng chưa hoàn toàn diễn tả chính xác, nếu datagram (là tổng dữ liệu cần truyền đi) mà to quá thì nó đã chia nhỏ thành packet trước rồi đóng frame, và khi đã thành packet rồi thì đóng luôn chứ khỏi chia nữa.

              Túm lại là 2 pác đều hiểu đúng vấn đề, nhưng chưa diễn tả đúng nên chưa hiểu nhau, huề nhé !

              PS: Pác trainingit mỗi lần nói ít ít thôi, lần nào pác cũng nói từ nguồn gốc xuất xứ, từ A đến Z thế mỏi tay lắm, cái nào pác nhắm người ta biết rồi thì khỏi nói nữa, nói thẳng vô đúng chỗ đó thôi.
              :D

              thanks pác invalid-password :D

              mình chỉ muốn nêu rõ bản chất thôi mà,

              quá trình truyền dữ liệu từ máy nguồn đến máy đích ... thông tin từ lớp

              TCP đến lớp Application (lớp 4 đến lớp 7) thường chỉ xảy ra tại máy gửi và

              máy nhận dữ liệu. Còn trên đường truyền, qua nhiều thiết bị (thường chỉ xử lý

              thông tin từ lớp 1 đến lớp 3), hoặc một chút thông tin lớp 4 (vd Extended ACL)

              túm lại vụ này stop ở đây thui.

              còn muốn hiểu kỹ hơn về mô hình OSI thì xem lại trong ICDN I (chapter 02 gì đó :D)

              :X:X:106::106:
              no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

              :32::53::X:106:

              Nothing last forever...

              Comment


              • #22
                đúng là kĩ năng trình bày cho dễ hiểu rất quan trọng :) coi như là 1 bài học ^^
                thanks bác invalid-pass

                Comment


                • #23
                  Bạn Trainingit trả lời có đoạn :
                  Originally posted by trainingit View Post
                  hi xmenromantic,

                  => trong câu hỏi của bạn, thì quá trình tồn tại nhiều nhất " largest entities", khi dữ liệu được truyền từ PC 1 tới PC 2 chính là quá trình từ R1 --- R2 --- R3, chỉ có thông tin về lớp 3 (packets)

                  do vậy câu trả lời đúng là:
                  c. Packet
                  e. L3 PDU

                  (các lớp khác cũng được sử dụng trong quá trình này, nhưng lớp 3 là được sử dụng nhiều nhất khi dữ liệu di chuyển từ PC 1 tới PC 2 qua ba router R1, R2, R3)

                  :X:X:106::106:
                  Mình không đồng ý cách dịch "largest entities" thành "quá trình tồn tại nhiều nhất".

                  1. Nếu câu hỏi là "quá trình tồn tại nhiều nhất" mình đồng ý với cách trả lời của bạn.
                  Nhưng câu hỏi là largest entities nên mình cảm thấy câu trả lời không thể là Packet được.

                  2. Còn nếu câu trả lời c,e là đúng thì nên dịch "largest entities" thành nghĩa tiếng Việt như thế nào khác chứ không thể là "quá trình tồn tại nhiều nhất" được.

                  Mong nhận được sự giải đáp thỏa đáng.

                  Comment


                  • #24
                    Originally posted by SevenSea View Post
                    Bạn Trainingit trả lời có đoạn :


                    Mình không đồng ý cách dịch "largest entities" thành "quá trình tồn tại nhiều nhất".

                    1. Nếu câu hỏi là "quá trình tồn tại nhiều nhất" mình đồng ý với cách trả lời của bạn.
                    Nhưng câu hỏi là largest entities nên mình cảm thấy câu trả lời không thể là Packet được.

                    2. Còn nếu câu trả lời c,e là đúng thì nên dịch "largest entities" thành nghĩa tiếng Việt như thế nào khác chứ không thể là "quá trình tồn tại nhiều nhất" được.

                    Mong nhận được sự giải đáp thỏa đáng.
                    mình đính chính lại là :

                    "largest entities" => thực thể bao quát nhất

                    bạn có thể dịch cụm từ này với nghĩa sát hơn của câu hỏi này không ???
                    no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                    :32::53::X:106:

                    Nothing last forever...

                    Comment


                    • #25
                      quá trình định tuyến của router dựa vào thông tin header của packet ,khi đến des thì mới dùng tiếp Mac đề đưa về host.port để đưa lên ứng dụng thích hợp,giải thích thêm thôi
                      O2Security.com
                      "Breathing Life into Security"

                      Firewall/IPSec VPN||SSL VPN||Email Security Gateway||UTM||Internet Monitoring System||Centralized Management

                      Comment


                      • #26
                        Originally posted by hacgiay View Post
                        quá trình định tuyến của router dựa vào thông tin header của packet ,khi đến des thì mới dùng tiếp Mac đề đưa về host.port để đưa lên ứng dụng thích hợp,giải thích thêm thôi
                        - chỗ này bạn hiểu sai rồi, router xư lý thông tin lớp 3, còn khi truyền trên môi trường truyền (media), thì chỉ truyền frame, frame được mã hóa thành chuỗi bit, khi đến router thì gỡ bỏ thông tin lớp 2 (frame), chỉ còn thông tin từ lớp 3, nếu phải truyền tiếp qua nhiều router khác thì nó sẽ đóng gói tiếp với frame header, trailer của lớp 2 tương ứng (HDLC, PPP, hay với MAC address trong môi trường Ethernet), chỉ đến host đích mới gỡ bỏ thông tin của các lớp dưới cùng cho đến khi dữ liệu đến được lớp ứng dụng.
                        no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                        :32::53::X:106:

                        Nothing last forever...

                        Comment


                        • #27
                          Originally posted by hacgiay View Post
                          quá trình định tuyến của router dựa vào thông tin header của packet ,khi đến des thì mới dùng tiếp Mac đề đưa về host.port để đưa lên ứng dụng thích hợp,giải thích thêm thôi
                          From Juniper Networks reference guide : JUNOS routing, configuration, and architecture Routers

                          Routers work at the network layer. They look at the destination address of the IP packet and forward the packet in the right direction. Networks routers can connect different types of LANs and WANs. In addition, Juniper Networks routers can connect different types of WANs together on a very large scale. In Figure 2-6, a Networks router takes in a frame from the Layer 2 data link LAN protocol (2L), then strips off the Layer 2 LAN information to look at the Layer 3 network information. The Layer 3 information must be looked at to determine where the data must be sent, but it is not manipulated or changed; it is merely observed. This is called a Layer 3 lookup because the device is looking at the Layer 3 protocol address to determine the correct path to forward it upon. Higher-layer information is usually not looked at. The router then decides in which direction (out of which port) to forward the information, changes any Layer 3 information needed (e.g, TTL), adds Layer 2 WAN (2W) information, encapsulates the packet, and the router sends the data on its way.
                          Figure 2-6. Layer 3 Lookup




                          Chúc anh vui !!!
                          Trần Mỹ Phúc
                          tranmyphuc@hotmail.com
                          Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

                          Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

                          Juniper Certs :
                          JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
                          INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

                          [version 4.0] Ôn tập CCNA


                          Comment

                          Working...
                          X