Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về 2 đôi dây của cáp mạng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về 2 đôi dây của cáp mạng

    Tại sao cáp mạng dùng 2 đôi dây để thu phát vậy (trong khi cáp điện thoại dùng có 2 sợi) ? Pác nào hiểu rõ tường tận vấn đề này giải thích với.

    Có nhiều lý do đã nghe được như chống nhiễu tốt, tốc độ cao, vậy pác nào giải thích giùm tại sao 2 đôi dây sẽ chống nhiễu tốt hơn 1 đôi dây ? Vậy nếu dùng 3 sợi cho thu và 3 sợi cho phát (thay vì 2 sợi thu 2 sợi phát), tức là 6 sợi tất cả thì có chống nhiễu tốt hơn không (dĩ nhiên các thiết bị phải được thiết kế để support 6 sợi) ?
    Nếu dùng vậy tốc độ cao thì tại sao 2 đôi tốc độ lại cao hơn 1 đôi ? Nếu dùng 4 đôi thì có nhanh hơn 2 đôi hay không (tất nhiên cũng phải xài thiết bị support cáp mạng 4 đôi) ?

  • #2
    Originally posted by invalid-password View Post
    Tại sao cáp mạng dùng 2 đôi dây để thu phát vậy (trong khi cáp điện thoại dùng có 2 sợi) ? Pác nào hiểu rõ tường tận vấn đề này giải thích với.

    Có nhiều lý do đã nghe được như chống nhiễu tốt, tốc độ cao, vậy pác nào giải thích giùm tại sao 2 đôi dây sẽ chống nhiễu tốt hơn 1 đôi dây ? Vậy nếu dùng 3 sợi cho thu và 3 sợi cho phát (thay vì 2 sợi thu 2 sợi phát), tức là 6 sợi tất cả thì có chống nhiễu tốt hơn không (dĩ nhiên các thiết bị phải được thiết kế để support 6 sợi) ?
    Nếu dùng vậy tốc độ cao thì tại sao 2 đôi tốc độ lại cao hơn 1 đôi ? Nếu dùng 4 đôi thì có nhanh hơn 2 đôi hay không (tất nhiên cũng phải xài thiết bị support cáp mạng 4 đôi) ?
    câu này của bác thì đúng là hơi khó rùi, pác nào chuyên về tổng đài, điện thoại thì cho ý kiến.

    - có thể là vừa muốn chi phí rẻ, và chỉ cần độ tin cậy vừa phải, vì tín hiệu đường thoại (băng thông cáp đồng tối đa là 11M), so với môi trường LAN là 100Mbps, và truyền tín hiệu trên đường thoại (không riêng tín hiệu điện thoại, có thể bao gồm tín hiệu ADSL, hay các gói IP...) nhưng cũng không thực sự cần nhiều băng thông trong môi trường LAN.

    :X:X:106::106:
    no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

    :32::53::X:106:

    Nothing last forever...

    Comment


    • #3
      tào lao! làm sao đi so sánh tín hiệu analog với tín hiệu digital được hở ông? một đằng là truyền xung điện rời rạc mã hóa (vd mã hóa manchester), 1 đằng là truyền trên sóng điện từ liên tục

      Comment


      • #4
        Tốc độ tối đa của cáp đồng không phải 11MB, 11MB đó là tốc độ tối đa lý thuyết của ADSL hiện tại. Gần đây có một công trình khoa học được đăng báo mang tên "Tăng tốc ADSL lên gấp 100 lần" của tiến sĩ gì đó. Theo homepage của ổng thì tốc độ tối đa cáp đồng có thể đạt 250Mbps, cao hơn fast Ethernet.

        Comment


        • #5
          theo chân bác invalid-password tới đây, mình thấy bác hỏi ngày càng cao cấp.
          đề nghị bác tiếp tục đề ra những câu hỏi mới để anh em tiếp tục trình bày và giải thích nhé :D

          Comment


          • #6
            Originally posted by harmonylove View Post
            tào lao! làm sao đi so sánh tín hiệu analog với tín hiệu digital được hở ông? một đằng là truyền xung điện rời rạc mã hóa (vd mã hóa manchester), 1 đằng là truyền trên sóng điện từ liên tục
            Vậy chứ tại sao truyền xung điện rời rạc mã hóa gì đó thì phải xài 2 đôi mà không xài 1 đôi thôi cho tiết kiệm, hoặc xài 4 đôi cho "tốt" ?

            Comment


            • #7
              vì tín hiệu digital khác analog, nếu 2 xung digital xuất phát từ 2 thiết bị khi lan trên cùng 1 đường truyền chút sẽ đụng độ và phá hỏng tín hiệu của nhau, người ta vẫn có thể dùng 1 đôi để truyền ;) nhưng tốc độ ko đạt, do đó cần phải có 1 cặp truyền riêng, cặp nhận riêng, còn analog thì khác, 2 sóng sin chỉ triệt nhau khi chúng cùng tần số, biên độ & ngược pha, chúng cộng hưởng khi đồng pha và... mạnh ai nấy đi khi lệch pha :)) sự triệt tiêu nhau khó xảy ra vì khi bác "tám" chuyện thì giọng mỗi người mỗi khác, trừ khi ông bạn nói lớn quá át hết tiếng của bác thôi :)). Người ta vẫn có thể thiết kế cho truyền trên 1 cặp, nhận trên 1 cặp khác nhưng ko cần thiết và lãng phí.

              Comment


              • #8
                Originally posted by harmonylove View Post
                vì tín hiệu digital khác analog, nếu 2 xung digital xuất phát từ 2 thiết bị khi lan trên cùng 1 đường truyền chút sẽ đụng độ và phá hỏng tín hiệu của nhau.
                Thì analog nó cũng đâu có lan trên cùng 1 đường truyền, nó xài 1 sợi truyền và 1 sợi nhận riêng đó chứ.

                Originally posted by harmonylove View Post
                Người ta vẫn có thể dùng 1 đôi để truyền ;) nhưng tốc độ ko đạt, do đó cần phải có 1 cặp truyền riêng, cặp nhận riêng,
                Tại sao dùng 1 đôi thì tốc độ không đạt, mà 1 cặp truyền 1 cặp nhận thì đạt ? Vậy sao analog không thiết kế truyền nhận trên 2 cặp luôn cho nó đạt tốc độ cao hơn ?

                Originally posted by harmonylove View Post
                còn analog thì khác, 2 sóng sin chỉ triệt nhau khi chúng cùng tần số, biên độ & ngược pha, chúng cộng hưởng khi đồng pha và... mạnh ai nấy đi khi lệch pha :)) sự triệt tiêu nhau khó xảy ra vì khi bác "tám" chuyện thì giọng mỗi người mỗi khác, trừ khi ông bạn nói lớn quá át hết tiếng của bác thôi :)).
                Cái này thì đúng, nó là đặc tính của tín hiệu sin, mình cũng có đọc qua rồi.

                Originally posted by harmonylove View Post
                Người ta vẫn có thể thiết kế cho truyền trên 1 cặp, nhận trên 1 cặp khác nhưng ko cần thiết và lãng phí.
                Vậy sao không thiết kế Fast Ethernet (digital) truyền trên 1 đôi cho nó không lãng phí, nếu quay lại ở trên do truyền 1 đôi tốc độ không đạt vậy sao không làm analog trên 2 đôi cho đạt, và vì nếu analog trên 2 đôi lãng phí thì sao digital không làm trên 1 đôi cho tiết kiệm (ặc ặc nhức đầu quá) ?

                Sợi cáp ADSL (cáp điện thoại) đoạn vào nhà thấy ít xoắn (vẫn xoắn), còn đoạn từ hộp cáp ngoài đường đến tổng đài là cáp xoắn. nói chung l2 2 thằng vẫn xoắn (còn nếu xoắn khác nhau nên tốc độ analog thấp hơn thì tui lại hỏi sao không làm cho nó xoắn giống cáp mạng cho cao như nhau, vì cáp mạng cũng là cáp đồng xoắn mà nó chạy FE 100Mbps !!!).
                Last edited by invalid-password; 17-11-2007, 11:35 AM. Reason: x

                Comment


                • #9
                  Thì analog nó cũng đâu có lan trên cùng 1 đường truyền, nó xài 1 sợi truyền và 1 sợi nhận riêng đó chứ.
                  ko phải, 2 sợi là để nó tạo thành mạch kín thì mới có dòng, giống như điện xoay chiều mình xài ở nhà, tín hiệu sin trên đó có tần số là 50Hz, biên độ 220V

                  Vậy sao không thiết kế Fast Ethernet (digital) truyền trên 1 đôi cho nó không lãng phí, nếu quay lại ở trên do truyền 1 đôi tốc độ không đạt vậy sao không làm analog trên 2 đôi cho đạt, và vì nếu analog trên 2 đôi lãng phí thì sao digital không làm trên 1 đôi cho tiết kiệm (ặc ặc nhức đầu quá) ?
                  Về digital & LAN: 1 đôi ko đạt vì nếu vừa truyền vừa nhận thì sẽ phải tạo 2 kênh trên 1 đường truyền bằng phương pháp ghép & tách kênh TDM chẳng hạn (vd: ISDN), tạo 2 time slots đan xen nhau, cứ 1 slot dành cho truyền, slot tiếp theo dành cho nhận, nếu anh chỉ truyền thì cứ 1 thời khoảng truyền anh lại phải nghỉ 1 thời khoảng (slot nhận), nói cách khác để truyền 2 bit thì tốn 4 time slot => ko phù hợp cho 100Mbps, nếu muốn đạt 100Mbps thì phải tăng tần số time slot lên cao => phải tính đến độ tin cậy & khả năng đáp ứng của cable xem có được ko? và nếu thực hiện thì liệu hiệu quả & chi phí so với dùng 2 đôi dây thì thế nào?

                  Analog thì thường sử dụng phù hợp cho đường tốc độ thấp, chẳng ai bỏ chi phí thiết kế 1 đường cao tốc để chạy xe đạp cả ;) và nếu nó đáp ứng được thì ko việc gì phải tốn thêm money, vd: cable điện thoại có thể đáp ứng được tốc độ vài Mbps của ADSL

                  Tới đây nếu bác đang thắc mắc tại sao ADSL có thể vừa truyền vừa nhận trên 1 cặp thì xin thưa rằng vì đôi dây cable điện thoại nó đáp ứng được tín hiệu ở 1 dãi tần số rộng (hay nói khác là băng thông đủ lớn, xin lưu ý khái niệm băng thông analog nó khác với băng thông số), đường upstream sẽ chiếm lĩnh băng thông từ khoảng 25KHz - 100KHz, còn đường downstream sẽ chiếm lĩnh băng thông từ > 100KHz - 1MHz, mỗi đường chạy ở những băng tần khác nhau do đó ko có sự đụng độ gây hỏng tín hiệu gì ở đây. Và nếu bác còn thắc mắc vì sao ADSL có thể chạy đồng thời với cả điện thoại trên 1 đôi dây thì cũng xin thưa luôn rằng tín hiệu thoại chỉ chiếm một phần băng thông nhỏ (0 - 4KHz) trong môi trường :)

                  Comment


                  • #10
                    Originally posted by harmonylove View Post
                    Tới đây nếu bác đang thắc mắc tại sao ADSL có thể vừa truyền vừa nhận trên 1 cặp thì xin thưa rằng vì đôi dây cable điện thoại nó đáp ứng được tín hiệu ở 1 dãi tần số rộng (hay nói khác là băng thông đủ lớn, xin lưu ý khái niệm băng thông analog nó khác với băng thông số), đường upstream sẽ chiếm lĩnh băng thông từ khoảng 25KHz - 100KHz, còn đường downstream sẽ chiếm lĩnh băng thông từ > 100KHz - 1MHz, mỗi đường chạy ở những băng tần khác nhau do đó ko có sự đụng độ gây hỏng tín hiệu gì ở đây. Và nếu bác còn thắc mắc vì sao ADSL có thể chạy đồng thời với cả điện thoại trên 1 đôi dây thì cũng xin thưa luôn rằng tín hiệu thoại chỉ chiếm một phần băng thông nhỏ (0 - 4KHz) trong môi trường :)
                    Cái này thì tui biết rồi, dù sao nghe pác nói lại lần nữa cũng là dịp để củng cố kiến thức.

                    Originally posted by harmonylove View Post
                    Về digital & LAN: 1 đôi ko đạt vì nếu vừa truyền vừa nhận thì sẽ phải tạo 2 kênh trên 1 đường truyền bằng phương pháp ghép & tách kênh TDM chẳng hạn (vd: ISDN), tạo 2 time slots đan xen nhau, cứ 1 slot dành cho truyền, slot tiếp theo dành cho nhận, nếu anh chỉ truyền thì cứ 1 thời khoảng truyền anh lại phải nghỉ 1 thời khoảng (slot nhận), nói cách khác để truyền 2 bit thì tốn 4 time slot => ko phù hợp cho 100Mbps, nếu muốn đạt 100Mbps thì phải tăng tần số time slot lên cao => phải tính đến độ tin cậy & khả năng đáp ứng của cable xem có được ko? và nếu thực hiện thì liệu hiệu quả & chi phí so với dùng 2 đôi dây thì thế nào?
                    Cái này là giải thích nghe có lý nhất đây.

                    Originally posted by harmonylove View Post
                    Analog thì thường sử dụng phù hợp cho đường tốc độ thấp, chẳng ai bỏ chi phí thiết kế 1 đường cao tốc để chạy xe đạp cả ;) và nếu nó đáp ứng được thì ko việc gì phải tốn thêm money, vd: cable điện thoại có thể đáp ứng được tốc độ vài Mbps của ADSL
                    Cái này thì chưa có lý, sao analog lại tốc độ thấp. Ở trên tui có hỏi một ý là người ta giải thích dùng 4 sợi truyền digital sẽ nhanh hơn 2 sợi truyền analog. Tuy nhiên 2 sợi analog lại support các kênh truyền khác nhau không ảnh hưởng nhau. Vậy sao Ethernet không chuyển qua truyền analog cho tiết kiệm 2 sợi dây (giải mã ở 2 đầu, chuyển lại digital). Nếu vì tốc độ của digital 4 dây cao hơn analog thì đâu là lý do, vì nếu lấy 4 sợi dây chạy FE được 100Mbps thì tách bớt 2 sợi ra chạy analog thì cũng phải đạt 100Mbps chứ. Cùng là dây đồng bước xoắn giống nhau mà.

                    Comment


                    • #11
                      theo bác nghĩ thì tạo những xung điện với tần số cao trong 1 đơn vị thời gian dễ hơn hay tạo những sóng sin tần số cao dễ hơn? sóng điện từ có độ trễ chuyển trạng thái cao hơn xung chứ?! chưa kể nếu dùng xung thể hiện bit thì dễ hơn dùng sóng, 1 bit có thể chỉ cần 1 xung thể hiện & thiết bị có thể nhận ra được, còn nếu analog thì phải tốn một nhóm chu kỳ sóng (mà người ta gọi là baud fải ko nhỉ?) để thể hiện. Mà ai lại đi convert tới convert lui mất hết hiệu quả như thế, cực chẳng đã mới phải làm thôi :D. Thứ 2 là nếu dùng digital thì ko cần duy trì năng lượng trên đường truyền, analog phải tốn power để duy trì sóng mang... và thực sự tui ko hình dung ra nổi cái cảnh tượng truyền analog trên môi trường multi-access LAN nó sẽ như thế nào

                      Comment


                      • #12
                        Originally posted by harmonylove View Post
                        theo bác nghĩ thì tạo những xung điện với tần số cao trong 1 đơn vị thời gian dễ hơn hay tạo những sóng sin tần số cao dễ hơn? sóng điện từ có độ trễ chuyển trạng thái cao hơn xung chứ?!
                        Tạo sóng sin dễ hơn. Vì linh kiện điện tử khi chuyển trạng thái có quá trình quá độ, nên chế ra sóng sin dễ hơn xung vuông, tạo cái xung vuông thẳng đứng, biên độ dzọt từ zero lên thì khó hơn - giống như chế ra chiếc xe máy trong vòng 1 giây tăng tốc từ 0 lên 100Kmh thì khó hơn là tăng từ từ. Tui thấy vẫn có nhiều sóng analog tần số cao, VD sóng truyền hình UHF, sóng di động 1800MHz, sóng vệ tinh 6GHz. Mấy cái đó có khác là truyền trong không gian tự do chứ không phải cáp đồng.

                        Originally posted by harmonylove View Post
                        Thứ 2 là nếu dùng digital thì ko cần duy trì năng lượng trên đường truyền, analog phải tốn power để duy trì sóng mang...
                        Cái này cũng không đúng, truyền digital vẫn duy trì năng lượng. VD tốc độ 100Mbps thì trong 1 giây nó phải truyền 100 triệu bit, nếu không truyền dữ liệu gì cả thì nó cũng phải truyền cái gì đó (như các bản tin sync, filler) để lấp vào khoảng trống, mà không phải cứ truyền bit 0 là 0V - không tốn năng lượng.

                        Vậy là câu hỏi tạo sao 4 dây có tốc độ và tin cậy (ít lỗi) hơn 2 dây bây giờ quy về Tại sao digital tốc độ và tin cậy tốt hơn analog. Các pác tham gia tranh luận giúp em tiếp nhé.

                        Comment


                        • #13
                          tất nhiên xung ko thể vuông nhưng vẫn đủ khả năng cho thiết bị nhận dạng được xung, còn khi đẩy tần số sine lên cao liệu cable đồng có tải được? electron chuyển động trong dây đồng chắc phải chậm hơn trong không khí? hoặc giả như ta nghĩ theo nguyên tắc tần số càng cao thì năng lượng càng lớn fải ko? liệu năng lượng có bị bức xạ ra khỏi sợi cable để gây nhiễu xung quanh? chưa kể tần số càng cao -> bước sóng càng ngắn -> để thể hiện được 1 bit thì fải tốn nhiều chu kỳ sóng hơn cho 1 baud.

                          theo tôi thì truyền digital synchoronous mới fải duy trì nhịp xung, còn ethernet truyền asynchoronus thì đâu cần? khi nào có truyền nhận thì thằng truyền mới gởi preamble báo hiệu cho đầu nhận biết để nó bật bộ đếm xung lên và bắt bit thôi, hết phiên thì nghỉ. Môi trường phải có lúc lắng thì chúng nó mới nghe được có collision hay ko chứ? thì ta mới có CSMA/CD để học chớ :D

                          mà nói thiệt về vấn đề này nếu bác rành thì post cho "tay ngang" tui học hỏi chứ chắc hổng ai quan tâm đâu :P

                          Comment


                          • #14
                            Cái này bên i tờ không quan tâm, bên tê lê côm mới quan tâm. Thôi chắc tui post câu khác. Chán !
                            Last edited by invalid-password; 20-11-2007, 08:41 AM. Reason: x

                            Comment

                            Working...
                            X