Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

    Kỹ thuật mạng không dây WLAN

    Minh vừa tham khảo được một bài viết khá hay và rất tổng quan về secuity trong mạng không dây. Mời các bạn tham khảo

    • IEEE 802.11 quy định các tiêu chuẩn về tín hiệu và giao thức nhằm đảm bảo tính tương thích cho các thiết bị mạng không dây.
    • Nhờ IEEE 802.11, sự ứng dụng của WLAN đã có bước phát triển nhảy vọt trong 3 năm gần đây.

    Một số ưu điểm của mạng không dây WLAN

    • Không phải khoan tường, bấm và đi dây.
    • Không phải ngồi tại những vị trí cố định.
    • Trong nhiều trường hợp là giải pháp rẻ hơn cho mạng LAN
    • Có thể kết nối ở khoảng cách xa hơn so với các thiết bị blue tooth hoặc IR.
    • Công suất và tốc độ có thể chấp nhận được…..

    Nhược điểm của mạng không dây

    • Phức tạp hơn trong việc thiết lập, quản lý và vận hành mạng.
    • Thông tin được truyền trên không trung trên tần số dùng chung dẫn đến các vấn đề an ninh và nhiễu.
    • Tần số càng cao thì tốc độ càng cao, nhưng đồng thời độ suy giảm cũng càng cao...

    Các mô hình WLAN

    Mô hình infrastructure: ABCDEF kết nối thông qua AP
    • Extended Service Set (ESS)
    • A - - - | - ------- Access Point (AP)------- | - - - D
    • B - - - | | - - - E
    • C - - - | | - - - F



    • Mô hình ad-hoc: ABCD kết nối với nhau trực tiếp
    • A - - - C
    • | \ / |
    • | /\ |
    • | / \ |
    • B - - - D

    Những vấn đề an ninh của mạng không dây

    • Nhận thức của người dùng:
    – Kỹ thuật mới, hiện đại, ít người am hiểu tường tận.
    – Quan điểm chủ quan (quá phức tạp chắc không ai biết)
    – Cấu hình mặc định của các thiết bị thường ở chế độ mở hoàn toàn.
    • Các lỗ hổng bảo mật:
    – WEP (wired equivalent protocol) không an toàn
    – MAC filtering không hiệu quả vì MAC có thể bị thay đổi

    Lỗ hổng bảo mật WEP

    • Wired Equivalent Protcol (WEP) là một bộ phận bảo mật của chuẩn IEEE 802.11.
    • WEP sử dụng 64 hoặc 128 bits keys để mã hoá data ở mức link-layer dựa trên thuật toán RC4, trong đó 24 bits được dùng cho Initialization Vector (IV).



    • Do nhược điểm của việc ứng dụng IV và RC4 trong chuẩn 802.11, khoá WEP có thể bị bẻ gãy trong khoảng thời gian tính bằng phút với một may tính thông thường.

    MAC spoofing

    • Phần lớn các Access Point đều sử dụng danh sách địa chỉ MAC như là một phương tiện bảo mật.
    • Người dùng thông thường tưởng rằng mình đã được bảo vệ khi ứng dụng cơ chế hạn chế địa chỉ MAC.
    • Tuy nhiên địa chỉ MAC có thể bị thay đổi chỉ với một câu lệnh

    Một số công cụ hacking WLAN

    • Netstumbler:
    – Là công cụ dùng để thu thập thông tin của các AP
    – Chạy trên Windows
    – Tính năng GPS plug-in cho phép xác định toạ độ của các AP.
    – Thu thập tín hiệu một cách chủ động (cách gửi yêu cầu lên không trung và đợi trả lời) nên có thể bị phát hiện.
    – Có thể cung cấp các thông tin về AP như MAC, nhà sản xuất, SSID, biện pháp bảo mật, kênh tần số, vv.




    • Airsnort:
    – Là công cụ được xây dựng nhằm mục đích chứng minh độ an toàn thấp của WEP.
    – Chạy trên Linux.
    – Bắt tín hiệu trong không gian một cách thụ động nên không bị phát hiện.
    – Khi thu thập đủ số liệu, Airsnort có thể tự động bẻ khoá và hiển thị mật khẩu trên màn hình.

    • Kismet:
    – Cũng là một công cụ dùng để bẻ khoá WEP
    – Chạy trên Linux, openBSD, Cygwin, MacOS X
    – Nhiều tính năng hơn Airsnort:
    • Phát hiện được các IP block
    • Log file tương thích với các công cụ khác như Ethereal, Tcpdump hay Airsnort.
    • Phát hiện được cả các SSID ẩn
    • Phát hiện được nhà sản xuất AP




    Các biện pháp bảo mật cho WLAN

    • Thay đổi ngay các giá trị mặc định của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.
    • Đặt AP ở vị trí hợp lý sao cho người dùng có được tín hiệu tốt nhất và hạn chế được tín hiệu ra bên ngoài.



    • Thay đổi ngay các giá trị mặc định của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.
    • Đặt AP ở vị trí hợp lý sao cho người dùng có được tín hiệu tốt nhất và hạn chế được tín hiệu ra bên ngoài.



    • Tránh sử dụng AP trên cùng kênh với các AP khác.
    • Áp dụng tất cả các biện pháp bảo mật của thiết bị mà nhà sản xuất cung cấp.
    • Luôn cập nhật các phiên bản firmware mới nhất.
    • Dùng Virtual Private Network (VPN) (cho user ? - quy)


    Một số hệ thống phát hiện thâm nhập (IDS)

    • IDS có nhiệm vụ phát hiện các thâm nhập và đưa ra các phản ứng kịp thời.
    • Đối với các WLAN, WIDS bao gồm 3 phần chính: thu thập tín hiệu, phân tích và phản ứng.



    • WIDZ và Airdefense là một số WIDS có các khả năng như:
    – Phát hiện các AP giả
    – Phát hiện các tín hiệu yêu cầu lạ
    – Gửi thông báo lên màn hình, lògile hoặc qua email cho quản trị mạng khi phát hiện thâm nhập.

    Wardriving

    • Là hành động dùng các phương tiện như máy tính, card mạng không dây, thiết bị GPS, các phần mềm thích hợp trên một phương tiện giao thông như ô tô, xe bus ... để rà quét tín hiệu nhằm mục đích phát hiện các AP đang hoạt động trên một địa bàn nào đó .

  • #2
    Hay lắm, rất cám ơn lanhuong đã có một bài viết tuyệt vời.
    Mình mong lanhuong viết thêm cho các bạn một bài nói về các phương thức chống nhiễu trong hệ thông wrireless được không?
    thân chào

    Comment


    • #3
      Rất cảm ơn bạn LanHuong có một bài rất tuyệt, mình đang quan tâm tới vấn đề này. Àh mà LanHuong này. Bạn có nói rõ thêm về phần mềm "Airdefense" được ko?

      Comment


      • #4
        Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

        1. Vấn đề an ninh của mạng LAN không dây
        1.1 Giới thiệu chung

        Trong định hướng ban đầu của mạng WLAN trong vấn đề an ninh mạng là sử dụng SSID (System Set Identifier) và xác thực điều khiển thông qua địa chỉ MAC của Client. Với ý tưởng SSID được sử dụng giống như một từ khoá dùng chung cho AP và các Client.

        Nếu client sử dụng SSID không giống với SSID của AP thì không có khả năng truy nhập vào mạng LAN thông qua AP. Ngoài ra, WLAN còn hỗ trợ việc lọc theo địa chỉ MAC để điều khiển mức truy nhập mạng. Các bảng thiết lập bằng tay trên AP cho phép hay ngăn cấm các client truy nhập qua AP vào mạng LAN.



        Tuy nhiên, khi mạng WLAN phát triển, được ứng dụng nhiều thì có nhiều vấn đề về an ninh mạng phát sinh và trở thành mối quan tâm đặc biệt khi triển khai mạng WLAN, và việc sử dung SSID và địa chỉ MAC không đảm bảo được an ninh mạng.

        Tiêu chuẩn 802.11 định nghĩa khả năng bảo mật WEP (Wired Equivalency Privacy) cho mạng WLAN sử dụng các khoá mã hoá 40 bit cho thuật toán mã hoá RC4. Khi sử dụng phương thức bảo mật này, một AP và các Wireless Client dùng chung các khoá WEP tĩnh. Khoá mã này được kiểm tra trong quá trình xác thực, nếu khoá không tương thích thì client không được liên kết với AP và tất nhiên không truy nhập được vào mạng. Khoá mã tĩnh dùng chung có khả năng bị dò tìm và lấy cắp, khi đó việc mã hoá không còn ý nghĩa với vấn đề an ninh mạng nữa, điều này sẽ được đề cập sâu hơn trong các phần tiếp theo



        Cisco hỗ trợ sử dụng tới 4 khoá mã WEP có độ dài lên đến 128 bit trong một AP để tăng cường mức độ an ninh mạng. Tương ứng với khoá mã WEP, có hai phương thức xác thực là xác thực sử dụng khoá mã dùng chung (Shared Key Authentication) và xác thực mở (Open Authentication).



        Xác thực sử dụng khoá mã dùng chung (shared key) cùng mục đích an ninh giống như SSID ban đầu, nhưng khi đó sẽ hạn chế khả năng linh hoạt của mạng WLAN. Trong khi đó xác thực sử dụng khoá mã mở (Open ) lại được ưu dùng hơn, nhưng lại bộ lộ một số nhược điểm khác.

        Mặc dù đã có những cải thiện trong vấn đề an ninh mạng song chuẩn 802.11 vẫn còn bộc lộ những thiếu xót, lỗ hổng bảo mật cho mạng WLAN.

        Comment


        • #5
          Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

          1.2 Những vấn đề nảy sinh trong an ninh mạng

          SSID là một chuỗi ký tự 32 bit, ban đầu được coi là một cách bảo mật nhưng khi mạng WLAN phát triển thì nó không được coi là phương thức bảo mật nữa. Vì khi sử dụng phương thức xác nhận mở, 802.11 cho phép client sử dụng giá trị SSID trắng (NULL) để liên kết với AP trong quá trình tạo liên kết và xác thực.

          a. Các nguy cơ đe doạ an ninh mạng từ phía ngoài do sử dụng môi trường truyền dẫn là không khí nên bất kỳ thiết bị không dây nào nằm trong vùng phủ sang của AP cũng nhân được thông tin truyền từ AP đến.


          b. Nếu các khoá mã WEP được đặt cho một card mạng bị đánh cắp thì các client có được card mạng đó có khả năng truy nhập mạng mà không bị phát hiện từ phía người quản trị mạng. Giả sử có phát hiện được thì toàn bộ mạng phải thay đổi khoá mã WEP, điều này trở nên phức tạp với những mạng có số lượng người sử dụng lớn.



          Đối với vấn đề xác thực, chuẩn 802.11 chỉ xác định phương thức xác thực một chiều (one-way), từ phía AP đối với client chứ chưa có chiều xác thực từ phía Client với AP (Rogue AP). Mặt khác, các khoá mã sử dụng trong khi mã hoá dữ liệu là các khoá mã tĩnh, không có cách tạo mã và quản lý các khoá mã đó. Vì vậy nếu có thể thay đổi thường xuyên các khoá mã sẽ an toàn hơn cho các khoá mã không bị đánh cắp hoặc phát hiện ra.

          Comment


          • #6
            Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

            c. “Rogue AP” ( AP giả mạo) có thể được dùng để tấn công mạng khi được sử dụng và đặt trong vùng gần với vùng phủ sóng của mạng WLAN. Các client khi di chuyển đến gần Rogue AP sẽ tự động liên kết với AP đó và cung cấp các thông tin của mạng WLAN cho Rogue AP.



            Mặt khác, 802.11 không hỗ trợ các phương pháp xác thực người dùng truy nhập từ xa vào mạng hiện tại, như các giao thức xác thực RADIUS, LDAP,…nên hạn chế khả năng quản lý an ninh mạng một cách tập trung.



            Chính vì những nguy cơ an ninh mạng nói trên, chuẩn 802.1x được nghiên cứu và phát triển để hạn chế và khắc phục những nhược điểm về an ninh cho mạng WLAN.

            Comment


            • #7
              Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

              2. Giải pháp an ninh mạng WLAN của Cisco



              Cisco Aironet cung cấp tính năng đảm bảo an ninh cho mạng WLAN, sử dụng chuẩn 802.1x bao gồm:

              - Hỗ trợ giao thức xác thực RADIUS/EAP
              - Xác nhận truy nhập mạng nhờ các tham số điều khiển truy nhập mạng (username và password)
              - Hỗ trợ chuyển vùng truy nhập tại những nơi công cộng, RADIUS hỗ trợ việc xác thực, xác nhận uỷ nhiệm và tính cước
              - Các khoá mã WEP được tạo ra một cách linh động chứ không tĩnh và được quản lý chặt chẽ, nghĩa là quản lý người dùng tập trung
              - Tương thích với những công nghệ chuyển vùng hiện có, tạo nên khả năng sử dụng trong các khách sạn hoặc nơi công cộng.

              (a). Cisco WLAN hỗ trợ giao thức xác thực mở rộng tạo nên những ưu điểm như cho phép sử dụng nhiều giao thức xác thực hơn, mà không cần thay đổi trong AP hoặc client NIC. Xác thực thông qua Username và Password nên tránh được khả năng tấn công mạng qua việc lấy cắp client NIC sử dụng RADIUS server hoặc Cisco access control server (ACS).



              (b). Cisco LEAP và RADIUS hỗ trợ khả năng xác thực hai chiều (two-way) giữa AP và client nên tránh được truy nhập trái phép vào mạng và “Rogue AP”

              Comment


              • #8
                Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

                (c). Khái niệm “Session Keys” tạo cho các khoá mã khả năng linh động. Mỗi liên kết giữa AP và một client được xác thực thông qua RADIUS server, đồng thời trong khoảng thời gian đó một khoá mã WEP động được sinh ra dùng mã hoá dữ liệu giữa AP và Client.

                S1



                S2



                Bản thân SessionKey luôn được thay đổi trong các khoảng thời gian nhất định, và duy nhất cho mối kết nối. Loại trừ khả năng đánh cắp khoá mã WEP.

                Comment


                • #9
                  Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

                  (d). Ngoài ra, để đảm bảo an ninh cho các WEP key khi trao đổi, một thuật toán băm được sử dụng.

                  Comment


                  • #10
                    Re: Mời các bạn tham khảo wireless và các vấn đề bảo mật

                    Các quá trình liên kết và xác thực được tiến hành như mô tả trong hình sau:




                    1. Client liên kết với AP
                    2. AP kiểm soát (chặn) toàn bộ các yêu cầu từ client
                    3. Người dùng tiến hành truy nhập mạng sử dụng Username và Password
                    4. RADIUS server và client tiến hành quá trình xác thực 2 chiều và tạo ra WEP key cho việc mã hoá sau này
                    5. RADIUS server gửi WEP key cho AP
                    6. Client và AP sử dụng WEP key vừa tạo ra cho việc mã hoá thông tin khi trao đổi

                    Comment


                    • #11
                      To Lan Huong
                      Một số hệ thống phát hiện thâm nhập (IDS)

                      • IDS có nhiệm vụ phát hiện các thâm nhập và đưa ra các phản ứng kịp thời.
                      • Đối với các WLAN, WIDS bao gồm 3 phần chính: thu thập tín hiệu, phân tích và phản ứng.
                      • WIDZ và Airdefense là một số WIDS có các khả năng như:
                      – Phát hiện các AP giả
                      – Phát hiện các tín hiệu yêu cầu lạ
                      – Gửi thông báo lên màn hình, lògile hoặc qua email cho quản trị mạng khi phát hiện thâm nhập.

                      Wardriving

                      • Là hành động dùng các phương tiện như máy tính, card mạng không dây, thiết bị GPS, các phần mềm thích hợp trên một phương tiện giao thông như ô tô, xe bus ... để rà quét tín hiệu nhằm mục đích phát hiện các AP đang hoạt động trên một địa bàn nào đó .
                      IDS,WIDS, WIDZ là viết tắt của những chữ gì vậy , của nhà sản xuất nào?Lan Hương có thể giải thích sơ sơ những thiết bị trên .Thanks

                      Comment


                      • #12
                        ***************
                        AirDefense là một sản phẩm tích hợp nhiều tính năng chuyên dụng cho bảo mật WLAN. Nó có thể :

                        - Thực thi các cơ chế tổ chức và bảo mật WLAN
                        - Nhận dạng các xâm nhập trái phép vào WLAN
                        - Phát hiện các truy cập vào WLAN
                        - Nhận dạng các sơ hở và báo cho QTM các lỗ hổng có thể xâm nhập của WLAN
                        - Bảo vệ mạng khi có tấn công.
                        - Thường xuyên kiểm tra hệ thống.

                        Mời các bạn tham khảo một mô hình tổ chức mạng dùng Airdefense để quản lý.

                        ********************
                        WIDS , WIDZ : Wireless Intrusion detection system.......Có thể hiểu nôm na là những phần mềm dò tìm các kiểu xâm nhập hệ thống.
                        Bạn có thể download WIDZ tại đây
                        Information Security Services, News, Files, Tools, Exploits, Advisories and Whitepapers


                        Chúc vui.
                        :mrgreen:

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn mọi người nhiều.

                          Comment


                          • #14
                            Thật tuyệt vời !Anh còn tài liệu nào "hấp dẫn" nữa thì Post lên nhé !
                            Thanks :D
                            VnPro - The way to get knowledge
                            \"Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải là người dốt \"

                            Comment


                            • #15
                              Hay quá.

                              Tớ cũng nghiên cứu Wireless nhìu, nhưng những bài viết của các bạn thật ấn tượng...
                              -------------------------------------------------------
                              Yamaha R6 Rider
                              Tôi là Yuna_admirer.

                              Comment

                              Working...
                              X