Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tổng Quan Về Mạng Không Dây

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    4.12.2. Trường Duration/ID
    Trường này theo sau trường điều khiển khung dữ liệu, có thể là một trong ba dạng sau:
    H4.11: Trường Duration/ID
    Thiết lập NAV: khi bit 15 là 0, trường duration/ID được dùng để thiết lập NAV. Giá trị này thể hiện thời gian tính bằng micro giây mà môi trường đang giữ ở chế độ bận cho quá trình truyền đang được thực hiện. Tất cả các trạm phải kiểm soát tiêu đề của các khung dữ liệu mà chúng nhận và cập nhật NAV. Những giá trị mở rộng từ thời gian môi trường bận, cập nhật giá trị NAV và khóa truy cập đến môi trường trong thời gian tiếp theo.
    Các khung dữ liệu được truyền trong các chu kỳ không tranh chấp: suốt chu kỳ không tranh chấp, bit 14 là 0 và bit 15 là 1. Tất cả các bit khác là 0, như vậy trường duration/ID có giá trị là 32768. Giá trị này xem như là NAV, nó cho phép các trạm không nhận thông báo chu kỳ không tranh chấp để cập nhật NAV với giá trị lớn phù hợp để tránh rắc rối với các quá trình không tranh chấp.
    Các khung PS-Poll: cả bit 14 và 15 đều là 1 trong các khung PS-Poll. Các trạm di động có thể quyết định để tiết kiệm nguồn bằng cách tắt các anten. Các trạm đang ở trạng thái tiết kiệm nguồn điện phải thức dậy một cách định kỳ. Để đảm bảo không khung dữ liệu nào bị mất, các trạm hoạt động từ trạng thái chờ truyền một khung PS-Poll để tìm các khung dữ liệu được đệm từ access point. Cùng với yêu cầu này, các trạm hoạt động kết hợp chặt chẽ với ID tương ứng cho biết chúng thuộc về BSS nào. AID được chứa trong khung PS-Poll và trong khoảng từ 1 đến 2007, các giá trị từ 2008 đến 16383 là giá trị dành riêng và không được sử dụng.
    4.12.3. Các trường địa chỉ
    Một khung 802.11 có thể chứa 4 trường địa chỉ, các trường địa chỉ được đánh số vì các trường khác nhau được sử dụng với những mục đích phụ thuộc vào kiểu khung dữ liệu. Nguyên tắc chung là địa chỉ 1 dùng cho trạm nhận, địa chỉ 2 dùng cho trạm truyền, địa chỉ 3 dùng để lọc bởi trạm nhận. Trong mạng ổn định, trường địa chỉ thứ 3 được sử dụng bởi trạm nhận để xác định khung dữ liệu có là một phần của mạng mà nó kết hợp hay không.
    Địa chỉ trong 802.11 theo đề nghị của IEEE và sử dụng cho cả các mạng 802.11 khác. Các địa chỉ này dài 48 bit. Nếu bit đầu tiên được gửi đến môi trường vật lý là 0, địa chỉ thể hiện một trạm riêng lẻ (unicast). Khi bit đầu tiên là 1, địa chỉ thể hiện một nhóm các trạm vật lý và được gọi là địa chỉ multicast. Nếu tất cả các bit đều là 1 thì khung dữ liệu là một khung quảng bá và được truyền đến tất cả các trạm được kết nối với môi trường không dây.
    - Địa chỉ đích: như trong mạng Ethernet, địa chỉ đích là địa chỉ MAC IEEE 48 bit tương ứng với trạm nhận cuối cùng: trạm sẽ chuyển khung dữ liệu lên lớp giao thức cao hơn để xử lý.
    - Địa chỉ nguồn: là địa chỉ MAC IEEE 48 bit nhận biết trạm truyền, chỉ một trạm có thể là nguồn của một khung dữ liệu vì vậy bit Individual/Group luôn là 0 cho biết một trạm riêng lẻ.
    - Địa chỉ trạm nhận: là địa chỉ MAC IEEE 48 bit cho biết trạm không dây nào sẽ xử lý khung dữ liệu. Nếu là một trạm không dây, địa chỉ trạm nhận là địa chỉ đích. Với các khung dữ liệu được dùng cho một nút trên Ethernet kết nối với một Access Point, trạm nhận là giao tiếp không dây trong Access Point và địa chỉ đích có thể là một Router liên kết với Ethernet.
    - Địa chỉ trạm truyền: là địa chỉ MAC IEEE 48 bit để nhận dạng giao tiếp không dây đã truyền khung dữ liệu lên môi trường không dây, địa chỉ trạm truyền chỉ sử dụng trong chuyển mạch không dây.
    - BSSID: để nhận diện các mạng không dây khác nhau trong cùng một khu vực, các trạm có thể thuộc một BSS. Trong mạng ổn định BSSID là một địa chỉ MAC được sử dụng bởi giao tiếp không dây trong Access Point. Các mạng ad hoc sinh một BSSID ngẫu nhiên với bit Universal/Local được thiết lập là 1 để ngăn xung đột với địa chỉ MAC được gán công khai.
    Số các trường địa chỉ được sử dụng tùy thuộc vào kiểu khung dữ liệu. Hầu hết các khung dữ liệu sử dụng ba trường địa chỉ nguồn, đích và BSSID. Số các trường địa chỉ và sự sắp xếp chúng trong một khung dữ liệu phụ thuộc khung được truyền như thế nào trong môi trường phân tán. Hầu hết các quá trình truyền sử dụng 3 địa chỉ là lý do tại sao chỉ 3 trong 4 địa chỉ nằm kế tiếp nhau trong khung dữ liệu.
    4.12.4. Trường điều khiển trình tự (sequence control)
    Trường này dài 16-bit được sử dụng cho cả tái phân mảnh và hủy các khung dư thừa, bao gồm trường fragment dài 4-bit và trường sequence dài 12-bit, số thứ tự không được sử dụng trong các khung điều khiển vì vậy không có mặt trường điều khiển trình tự.
    H4.12: Trường điều khiển trình tự
    Các khung dữ liệu mức cao được gán một số thứ tự khi chúng qua lớp MAC để truyền đi. Trường phụ số thứ tự (sequence number) hoạt động như một bộ đếm (chia 4096) của các khung dữ liệu được truyền. Bắt đầu từ 0 và tăng lên 1 mỗi khi một gói lớp cao được xử lý bởi lớp MAC. Nếu các gói lớp cao bị phân mảnh, tất cả các phân mảnh có cùng số thứ tự. Khi các khung dữ liệu được truyền lại số thứ tự vẫn không thay đổi.
    Sự khác nhau giữa các phân mảnh là số phân mảnh. Phân mảnh đầu tiên được gán số phân mảnh là 0. Mỗi phân mảnh kế tiếp tăng số phân mảnh lên 1. Các phân mảnh được truyền lại vẫn giữ lại số thứ tự ban đầu để thực hiện tái hợp các phân mảnh.
    Các trạm thực hiện các yêu cầu chất lượng dịch vụ sử dụng phiên dịch khác nhau trong trường điều khiển thứ tự vì nhiều hàng đợi truyền cần được duy trì.
    Anh không là hacker giỏi nên anh không thể hack được trái tim em

    Comment


    • #17
      4.12.5. Nội dung khung dữ liệu:
      Nội dung khung là trường dữ liệu, di chuyển payload lớp cao hơn từ trạm này sang trạm khác. Như đặc tả ban đầu, 802.11 có thể truyền khung dữ liệu với payload lớn nhất là 2304 byte dữ liệu mức cao hơn. Các phiên bản 802.11 phải hỗ trợ khung có phần payload lớn để cung cấp tiêu đề thêm vào cho mục đích bảo mật và chất lượng dịch vụ. Tiêu đề LLC 802.2 sử dụng 8 byte cho payload giao thức mạng lớn nhất là 2296 byte. Phải thực hiện ngăn chặn phân mảnh ở lớp giao thức. Trong mạng IP, Path MTU Discovery sẽ ngăn quá trình truyền khung với trường dữ liệu lớn hơn 1500 byte.
      802.11 khác với các kỹ thuật lớp liên kết khác ở hai điểm đặc biệt. Đầu tiên, không có thẻ giao thức mức cao nào trong khung 802.11 để phân biệt các kiểu giao thức mức cao với nhau. Các giao thức mức cao hơn được gắn thẻ với trường type bởi một tiêu đề thêm vào, được sử dụng như phần bắt đầu của payload 802.11. Tiếp theo, 802.11 không đệm khung với chiều dài nhỏ nhất. 802.11 sử dụng nhiều khung dữ liệu ngắn, các bộ xử lý và điện tử sử dụng trong giao tiếp mạng tiến đến điểm mà ở đó không cần thêm vùng đệm.
      4.12.6. Thứ tự kiểm tra khung dữ liệu (Frame Check Sequence):
      Cũng giống như Ethernet, 802.11 sử dụng FCS, FCS thường được xem xét như là CRC vì các thao tác toán học lớp dưới. FCS cho phép các trạm kiểm tra tính toàn vẹn của các khung dữ liệu nhận được. Tất cả các truờng trong tiêu đề MAC và vùng dữ liệu trong FCS. Mặc dù 802.3 và 802.11 sử dụng cùng phương pháp để tính FCS, tiêu đề MAC sử dụng trong 802.11 khác với tiêu đề sử dụng trong 802.3 như vậy FCS phải được tính lại ở các access point.
      Khi các khung dữ liệu được gửi đến giao tiếp không dây, FCS được tính trước khi các khung dữ liệu của nó được gửi sang liên kết không dây. Trạm nhận có thể tính FCS từ các khung dữ liệu nhận được và so sánh nó với FCS nhận được. Nếu hai giá trị giống nhau, xác suất các khung dữ liệu không bị thất lạc khi truyền cao.
      Đối với Ethernet, các khung có FCS không tốt thường bị hủy và các khung có FCS tốt được đưa vào chồng giao thức. Đối với 802.11, các khung thỏa mãn kiểm tra tính toàn vẹn có thể cũng yêu cầu trạm nhận gửi một thông báo nhận. Ví dụ: các khung nhận được một cách chính xác phải có thông báo nhận xác thực nếu không sẽ phải truyền lại. 802.11 không có thông báo nhận không nhận được cho các khung bị lỗi FCS, các trạm phải đợi hết thời gian thông báo nhận mới truyền lại.
      4.13. Xử lý và chuyển mạch khung dữ liệu
      Cơ bản một Access Point không dây là một Bridge chuyển khung dữ liệu từ môi trường không dây sang môi trường mạng nối dây.
      H4.13: Dịch khung dữ liệu giữa môi trường không dây và có dây
      4.13.1. Chuyển từ môi trường không dây sang môi trường nối dây (802.11 sang Ethernet)
      Khi nhận được một khung trên giao tiếp không dây của một Access Point với mạng nối dây, Access Point phải chuyển khung dữ liệu giữa hai môi truờng như sau:
      1. Khi Access Point nhận được một khung dữ liệu, đầu tiên kiểm tra tính toàn vẹn cơ bản, kiểm tra các tiêu lớp vật lý và xác nhận FCS trên khung 802.11
      2. Sau khi xác nhận khung dữ liệu vừa nhận được không có lỗi, access point kiểm tra có thể xử lý khung được hay không
      a. Các khung dữ liệu được gửi đến access point có địa chỉ MAC của access point (BSSID) trong trường địa chỉ 1 của tiêu đề MAC 802.11. Các khung không phù hợp với BSSID của Access Point sẽ bị hủy.
      b. 802.11 MAC phát hiện và loại bỏ các khung dư thừa, trùng lặp. Các khung dữ liệu có thể dư thừa vì rất nhiều lý do nhưng một trong những lý do phổ biến nhất là thông báo nhận 802.11 bị mất hay sai lạc khi truyền. Để đơn giản hóa quá trình xử lý lớp cao hơn, 802.11 MAC chịu trách nhiệm lọc các khung dư thừa.
      3. Mỗi lần access point xác định khung dữ liệu sẽ được xử lý, access point sẽ giải mã các khung được bảo vệ vởi một giải thuật bảo mật lớp liên kết.
      4. Mỗi lần giải mã khung dữ liệu thành công, sẽ kiểm tra khung có phải là một phân mảnh trong khung lớn hơn cần đuợc tái hợp hay không. Các khung dữ liệu được tái hợp đặt ra vấn đề bảo vệ tính toàn vẹn trên toàn bộ đơn vị được tái hợp, hơn nữa là các thành phần riêng biệt.
      5. Nếu Access Point có thể chuyển khung dữ liệu, nó sẽ thực hiện dịch tiêu đề MAC không dây sang tiêu đề Ethernet
      a. Địa chỉ đích được xác định trong trường địa chỉ 3 của tiêu đề MAC trở thành địa chỉ đích Ethernet.
      b. Địa chỉ nguồn được xác định trong trường địa chỉ 2 của tiêu đề MAC trở thành địa chỉ nguồn Ethernet.
      c. Mã kiểu Ethernet được chép từ tiêu đề SNaccess point trong trường dữ liệu 802.11 sang mã kiểu trong khung dữ liệu Ethernet. Nếu Ethernet cũng sử dụng SNaccess point toàn bộ tiêu đề SNaccess point sẽ được sao chép.
      d. Thông tin trình tự được dùng trong phân mảnh tái hợp nhưng bị hủy bỏ khi khung dữ liệu được chuyển.
      e. Khi tiến trình chất lượng dịch vụ được chuẩn hóa, ánh xạ QoS từ giao tiếp không dây sang giao tiếp có dây sẽ xảy ra. Trong chốc lát có thể lấy một bit ưu tiên 802.1p trên khung dữ liệu của mạng nối dây hoặc các dạng điều khiển khác.
      6. FCS được tính lại, cả Ethernet và 802.11 sử dụng cùng giải thuật để tính FCS nhưng khung dữ liệu 802.11 có nhiều trường được bảo vệ bởi FCS hơn.
      7. Một khung dữ liệu mới được truyền trên giao diện Ethernet.
      4.13.2. Chuyển từ môi trường nối dây sang môi trường không dây (Ethernet sang 802.11)
      Quá trình chuyển đổi giữa hai môi trường như sau:
      1. Sau khi xác nhận Ethernet FCS, đầu tiên Access Point kiểm tra khung dữ liệu nhận được có được xử lý hay không bằng cách kiểm tra địa chỉ đích của trạm hiện đang kết hợp với Access Point.
      2. Tiêu đề SNaccess point được chuyển thành dữ liệu trong khung Ethernet. Các gói lớp cao hơn được đóng gói trong một tiêu đề SNaccess point mà mã kiểu được sao chép từ mã kiểu Ethernet. Nếu khung Ethernet cũng sử dụng SNaccess point thì toàn bộ SNaccess point sẽ được sao chép.
      3. Khung dữ liệu được lập lịch để truyền. 802.11 bao gồm các thao tác tiết kiệm nguồn phức tạp có thể là nguyên nhân một access point sẽ lưu khung dữ liệu vào bộ đệm trước khi đặt nó vào hàng đợi truyền.
      4. Mỗi lần khung dữ liệu được đưa vào hàng đợi để truyền, nó sẽ được gán số thứ tự. Dữ liệu kết quả được bảo vệ bằng kiểm tra tính toàn vẹn nếu cần thiết. Nếu yêu cầu phân mảnh, khung sẽ được chia theo ngưỡng phân mảnh đã được cấu hình. Nếu một khung bị phân mảnh, các số phân mảnh trong trường điều khiển trình tự cũng được thiết lập.
      5. Nếu yêu cầu bảo vệ khung, dữ liệu của khung (mỗi phân mảnh) phải được mã hóa.
      6. Tiêu đề 802.11 MAC được xây dựng từ tiêu đề MAC Ethernet
      a. Địa chỉ đích Ethernet trở thành trường địa chỉ 1 của tiêu đề 802.11 MAC.
      b. BSSID trở thành trường địa chỉ 2 của tiêu đề MAC như trạm gửi của khung dữ liệu trong môi trường không dây.
      c. Địa chỉ nguồn của khung dữ liệu trở thành trường địa chỉ 3 của tiêu đề MAC.
      d. Các trường khác trong tiêu đề 802.11 MAC được hoàn thành, thời gian truyền được mong muốn sẽ được thiết lập cho trường Duration và các cờ thích hợp được đưa vào trường điều khiển khung dữ liệu.
      7. FCS được tính lại, cả Ethernet và 802.11 sử dụng cùng để tính FCS nhưng khung dữ liệu 802.11 có nhiều trường cần tính FCS hơn.
      8. Một khung dữ liệu mới được truyền trên giao tiếp 802.11
      Anh không là hacker giỏi nên anh không thể hack được trái tim em

      Comment


      • #18
        Cám ơn "Sát Thủ" về bài viết rất hay.

        Bạn có thể share cho mình cuốn sách trình bày về các vấn đề này được không? Những sách mình đọc không thấy đề cập sâu về những vấn đề bạn vừa trình bày.

        Thanks

        Comment


        • #19
          chào ông anh! Bác có biết chương trình nào mô phỏng mạng không dây khong?em đang cần tìm ít tài liệu về AN NINH MẠNG KHÔNG DÂY bác ah.giúp em nhe!thanks!

          Comment


          • #20
            chao anh satthudeptrai

            em là dân mới vô nghề đang tìm hiểu về mạng không dây, em thấy bài vieert của anh rất hay và hữu ích đối với em, tuy nhiên nhược điểm của bài này là những tấm hình ví dụ, công thức, hình minh họa không hiển thị được, em mong có được bản tài liệu gốc có hình để tham khảo và làm báo cáo cho bài của em , neu anh châp thuận em có địa chỉ mail là duylinhkdom@yahoo.com hoặc anh có thể hướng dẫn chi tiết trên diễn đàn em cám ơn

            Comment


            • #21
              wow! Đúng tài liệu e đang cần bộ test out CCNA của e ko có cái wireless lên có là e copy ngay :D bua nào học tới có đọc. thanks so much.
              Bác ủa mà sao mấy tấm hình bị die hết vậy bác fix dùm tụi e nhé $-):74:

              Comment


              • #22
                Originally posted by gathoidai View Post
                wow! Đúng tài liệu e đang cần bộ test out CCNA của e ko có cái wireless lên có là e copy ngay :D bua nào học tới có đọc. thanks so much.
                Bác ủa mà sao mấy tấm hình bị die hết vậy bác fix dùm tụi e nhé $-):74:
                Chào,
                Bạn có thể vào www.wimaxpro.org để biết thêm nhiều hơn về wireless

                Chúc vui.
                Trần Mỹ Phúc
                tranmyphuc@hotmail.com
                Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

                Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

                Juniper Certs :
                JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
                INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

                [version 4.0] Ôn tập CCNA


                Comment

                Working...
                X