Bảo mật và giải pháp phòng chống trong mạng không dây
Tác giả: Lâm Thế Nhân
1. Bảo mật mạng không dây
1.1. Tổng quan về bảo mật trong mạng không dây
Overview of Wireless Security
Khi đã triễn khai thành công hệ thống mạng không dây thì bảo mật là vấn đề kế tiếp cần phải quan tâm, công nghệ và giải pháp bảo mật cho mạng Wireless hiện tại cũng đang gặp phải nhiều nan giải, rất nhiều công nghệ và giải pháp đã được phát triển rồi đưa ra nhằm bảo vệ sự riêng tư và an toàn cho dữ liệu của hệ thống và người dùng. Nhưng với sự hổ trợ của các công cụ (phần mềm chuyên dùng) thì Attacker dễ dàng phá vở sự bảo mật này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bảo mật và các giải pháp phòng chóng mà nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và phát triển thành công trong những phần sau.
Như rất nhiều tài liệu nghiên cứu về bảo mật trong mạng Wireless thì để có thể bảo mật tối thiểu bạn cần một hệ thống có 2 thành phần sau:
• Authentication - chứng thực cho người dùng: quyết định cho ai có thể sử dụng mạng WLAN.
• Encryption - mã hóa dữ liệu: cung cấp tính bảo mật dữ liệu.
Authentication + Encryption = Wireless Security
Bởi vì mạng Wireless truyền và nhận dữ liệu dựa trên sóng radio, và vì AP phát sóng lan truyền trong bán kính cho phép nên bất cứ thiết bị nào có hổ trợ truy cập Wireless đều có thể bắt sóng này, sóng Wireless có thể truyền xuyên qua các vật liệu như bêtông, nhựa, sắt, … Cho nên rủi ro thông tin bị các attacker đánh cắp hoặc nghe trộm rất cao, vì hiện tại có rất nhiều công cụ hổ trợ cho việc nhận biết và phân tích thông tin của sóng Wireless sau đó dùng thông tin này để dò khóa WEP (như AirCrack, AirSnort, …).
1.2. WEP – Wired Equivalent Privacy
WEP là một hệ thống mã hóa dùng cho việc bảo mật dữ liệu cho mạng Wireless, WEP là một phần của chuẩn 802.11 gốc và dựa trên thuật toán mã hóa RC4, mã hóa dữ liệu 40bit để ngăn chặn sự truy cập trái phép từ bên ngoài. Thực tế WEP là một thuật toán được dùng để mã hóa và giải mã dữ liệu.
Đặc tính kỹ thuật của WEP:
• Điều khiển việc truy cập, ngăn chặn sự truy cập của những Client không có khóa phù hợp
• Sự bảo mật nhằm bảo vệ dữ liệu trên mạng bằng cách mã hóa chúng và chỉ cho những Client nào có đúng khóa WEP giải mã
WEP key lengths
Một khóa WEP chuẩn sử dụng khóa 64bit mã hóa theo thuật toán RC4 (sẽ nghiên cứu trong phần sau). Trong 64bit có 40bit được ẩn. Nhiều nhà cung cấp sử dụng nhiều tên khác nhau cho khóa WEP như: “standar WEP”, “802.11-compliant WEP”, “40-bit WEP”, “40+24-bit WEP” hoặc thậm chí là “64-bit WEP”. Nhưng hiện tại thì 64-bit WEP thường được nhắc đến hơn hết. Nhưng với những thiết bị sử dụng 64-bit WEP thường thì tính bảo mật không cao và dễ dàng bị tấn công. Hiện nay có một chuẩn tốt hơn đó là 128-bit WEP, hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân đều dần chuyển sang 128-bit WEP sử dụng thuật toán RC4 mã hóa, tính bảo mật cao hơn, các Attacker cũng khó khăn trong việc dò thấy khóa WEP. Nhưng về sau tính bảo mật của khóa WEP 128-bit cũng không còn khó khăn nữa đối với các Attacker nhờ sự hổ trợ của các công cụ dò tìm khóa WEP, thì lúc đó Wi-fi Protected Access – WPA là một chuẩn bảo mật cao cấp hơn WEP được ra đời (chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về WPA trong phần sau)
1.3. WPA - Wi-fi Protected Access
WPA được thiết kế nhằm thay thế cho WEP vì có tính bảo mật cao hơn. Temporal Key Intergrity Protocol (TKIP), còn được gọi là WPA key hashing là một sự cải tiến dựa trên WEP, là vì nó tự động thay đổi khóa, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các Attacker dò thấy khóa của mạng.
Mặt khác WPA cũng cải tiến cả phương thức chứng thực và mã hóa. WPA bảo mật mạnh hơn WEP rất nhiều. Vì WPA sử dụng hệ thống kiểm tra và bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu tốt hơn WEP (bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong các tài liệu về bảo mật mạng không dây của Cisco).
1.4. WPA2 – Wi-fi Protected Access 2
WPA2 là một chuẩn ra đời sau đó và được kiểm định lần đầu tiên và ngày 1/9/2004. WPA2 được National Institute of Standards and Technology (NIST) khuyến cáo sử dụng, WPA2 sử dụng thuật toán mã hóa Advance Encryption Standar (AES).
WPA2 cũng có cấp độ bảo mật rất cao tương tự như chuẩn WPA, nhằm bảo vệ cho người dùng và người quản trị đối với tài khoản và dữ liệu.
Nhưng trên thực tế WPA2 cung cấp hệ thống mã hóa mạnh hơn so với WPA, và đây cũng là nhu cầu của các tập đoàn và doanh nghiệp có quy mô lớn. WPA2 sử dụng rất nhiều thuật toán để mã hóa dữ liệu như TKIP, RC4, AES và một vài thuật toán khác. Những hệ thống sử dụng WPA2 đều tương thích với WPA.
TKIP?
TKIP là một chuẩn dựa trên chuẩn IEEE 802.11i. TKIP được phát triển nhằm nâng cao tính bảo mật cho WEP. TKIP sử dụng thuật toán RC4 để mã hóa với 128bit cho mã hóa và 64bit cho chứng thực.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về chuẩn này tại địa chỉ :
Comment