(Nguồn: WIMAXPRO.ORG)
- Lúc bạn kết nối các thiết bị WLAN lại với nhau thì bạn cần phải mua cable và các thiết bị phụ trợ thích hợp, điều đó sẽ làm tăng tối đa throughput, giảm tối đa việc mất tín hiệu và quan trọng nhất là cho phép bạn tạo được một kết nối đúng đắn. Phần này sẽ thảo luận các kiểu khác nhau của thiết bị phụ trợ và những nơi cần sử dụng chúng trong thiết kế WLAN. Chúng ta sẽ khảo sát các thiết bị sau:- Mỗi thiết bị trên là rất quan trọng để xây dựng thành công mạng WLAN. Một số thiết bị có thể được sử dụng nhiều hơn các thiết bị khác, một số thiết bị là bắt buộc trong khi một số khác là tùy chọn.
1. RF Amplifier:
- Được dùng để khuếch đại hay làm tăng biên độ của tín hiệu RF (được đo theo dB). Bộ khuếch đại thường được sử dụng để đền bù cho sự mất mát của tín hiệu RF do khoảng cách giữa các anten hay chiều dài của cable từ các thiết bị hạ tầng không dây đến anten. Hầu hết các bộ khuếch đại RF được sử dụng trong mạng WLAN được cấp nguồn bằng điện áp DC vào cable RF bằng một DC injector gần nguồn tín hiệu RF (như AP hay Bridge)
- Đôi khi, điện áp DC được sử dụng để cấp nguồn cho bộ khuếch đại RF còn được gọi là “phantom voltage”. DC injector được cấp nguồn bằng điện áp xoay chiều AC từ ổ cắm điện trên tường, vì thế chúng có thể được đặt vào wiring closet. Trong trường hợp này, cable RF sẽ mang cả tín hiệu RF tần số cao và điện áp DC.
- Bộ khuếch đại RF có 2 kiểu: đơn hướng (unidirectional) và 2 hướng (bi-directional). Bộ khuếch đại đơn hướng đền bù cho việc mất tín hiệu do chiều dài của cable RF bằng cách tăng mức độ tín hiệu trước khi được đưa vào anten truyền. Bộ khuếch đại 2 hướng làm tăng hiệu quả của tính nhạy cảm của anten nhận bằng cách khuếch đại tín hiệu nhận được trước khi đưa chúng vào AP, Bridge hay Client device.
- Thứ nhất, trước khi bạn quyết định mua loại khuếch đại nào thì bạn cần phải biết được những yêu cầu về đặt điểm của bộ khuếch đại. Một khi bạn đã biết được trở kháng (ohm), độ lợi (dB), tần số đáp ứng (Ghz), VSWR, đầu vào-input (mW hay dBm), đầu ra-output (mW hay dBm) thì bạn đã có thể chọn được cho mình một bộ khuếch đại thích hợp.
- Tần số đáp ứng là tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần phải xác định. Nếu mạng không dây sử dụng phổ tần số 5 Ghz thì bộ khuếch đại chỉ hoạt động ở tần số 2.4 Ghz sẽ không thể sử dụng được. Việc xác định được độ lợi bao nhiêu, công suất input, output là cần thiết bằng cách thực hiện tính toán RF. Bộ khuếch đại nên có trở kháng tương xứng với tất cả các phần cứng WLAN khác. Thông thường thì các thành phần trong WLAN có trở kháng 50 Ohm. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra trở kháng của mọi thiết bị trước khi kết nối chúng với nhau.
- Bộ khuếch đại phải được kết nối vào mạng, vì thế, bộ khuếch đại nên được chọn cùng loại với connector (đầu nối), cable và anten. Thông thường, bộ khuếch đại sẽ có đầu nối SMA hay N-type. Đầu nối SMA và N-Type hoạt động tốt và được sử dụng rộng rãi.
2. RF Attenuator:
- Bộ suy hao RF là một thiết bị có thể gây ra sự mất mát (tính theo dB) cho tín hiệu RF ngược lại với bộ khuếch đại. Tại sao bạn lại cần phải giảm tín hiệu RF? Hãy xem xét trường hợp một AP có output cố định là 100 mW và chỉ sử dụng anten omni-directional có độ lợi 20 dBi. Nếu bạn sử dụng bộ thiết bị như trên thì sẽ vi phạm các quy tắc của FCC dành cho công suất phát. Vì thế, bạn cần phải sử dụng một bộ suy hao để làm giảm tín hiệu RF xuống còn 30 mW trước khi đưa chúng vào anten. Cách này sẽ đảm bảo cho bạn vẫn tuân thủ theo các quy tắc của FCC.
- Để chọn được loại suy hao nào thì bạn hãy xem xét ví dụ tương tự như khi chọn loại khuếch đại ở trên. Kiểu suy hao (fixed-loss hay variable-loss), trở kháng, công suất đầu vào, mất mát, tần số đáp ứng và kiểu connector là tất cả những điều mà bạn cần quan tâm khi quyết định chọn kiểu suy hao nào.
- Việc cấu hình là không cần thiết trừ khi bạn sử dụng bộ suy hao variable-loss. Các chỉ dẫn cấu hình của nhà sản xuất thường được kèm theo khi mua thiết bị.
(CÒN TIẾP)
CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ WLAN
- Lúc bạn kết nối các thiết bị WLAN lại với nhau thì bạn cần phải mua cable và các thiết bị phụ trợ thích hợp, điều đó sẽ làm tăng tối đa throughput, giảm tối đa việc mất tín hiệu và quan trọng nhất là cho phép bạn tạo được một kết nối đúng đắn. Phần này sẽ thảo luận các kiểu khác nhau của thiết bị phụ trợ và những nơi cần sử dụng chúng trong thiết kế WLAN. Chúng ta sẽ khảo sát các thiết bị sau:
- RF Amplifier (Bộ khuếch đại)
- RF Attennuator (Bộ suy hao)
- Lightning Arrestor (bộ thu sét)
- RF Connector (đầu nối RF)
- RF Cable
- RF Splitter (bộ tách RF)
1. RF Amplifier:
- Được dùng để khuếch đại hay làm tăng biên độ của tín hiệu RF (được đo theo dB). Bộ khuếch đại thường được sử dụng để đền bù cho sự mất mát của tín hiệu RF do khoảng cách giữa các anten hay chiều dài của cable từ các thiết bị hạ tầng không dây đến anten. Hầu hết các bộ khuếch đại RF được sử dụng trong mạng WLAN được cấp nguồn bằng điện áp DC vào cable RF bằng một DC injector gần nguồn tín hiệu RF (như AP hay Bridge)
- Đôi khi, điện áp DC được sử dụng để cấp nguồn cho bộ khuếch đại RF còn được gọi là “phantom voltage”. DC injector được cấp nguồn bằng điện áp xoay chiều AC từ ổ cắm điện trên tường, vì thế chúng có thể được đặt vào wiring closet. Trong trường hợp này, cable RF sẽ mang cả tín hiệu RF tần số cao và điện áp DC.
- Bộ khuếch đại RF có 2 kiểu: đơn hướng (unidirectional) và 2 hướng (bi-directional). Bộ khuếch đại đơn hướng đền bù cho việc mất tín hiệu do chiều dài của cable RF bằng cách tăng mức độ tín hiệu trước khi được đưa vào anten truyền. Bộ khuếch đại 2 hướng làm tăng hiệu quả của tính nhạy cảm của anten nhận bằng cách khuếch đại tín hiệu nhận được trước khi đưa chúng vào AP, Bridge hay Client device.
1.1 Các tùy chọn phổ biến:
- Đối với mỗi kiểu của bộ khuếch đại sẽ có 2 loại: fixed gain (tăng cố định) và variable gain (tăng biến thiên). Bộ khuếch đại fixed gain làm tăng tín hiệu RF một lượng cố định; trong khi bộ khuếch đại variable gain cho phép bạn cấu hình để tăng một lượng tùy ý. Để chọn được loại khuếch đại nào sử dụng cho mạng WLAN thì bạn cần xem xét một số yếu tố có thể giúp bạn quyết định.- Thứ nhất, trước khi bạn quyết định mua loại khuếch đại nào thì bạn cần phải biết được những yêu cầu về đặt điểm của bộ khuếch đại. Một khi bạn đã biết được trở kháng (ohm), độ lợi (dB), tần số đáp ứng (Ghz), VSWR, đầu vào-input (mW hay dBm), đầu ra-output (mW hay dBm) thì bạn đã có thể chọn được cho mình một bộ khuếch đại thích hợp.
- Tần số đáp ứng là tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần phải xác định. Nếu mạng không dây sử dụng phổ tần số 5 Ghz thì bộ khuếch đại chỉ hoạt động ở tần số 2.4 Ghz sẽ không thể sử dụng được. Việc xác định được độ lợi bao nhiêu, công suất input, output là cần thiết bằng cách thực hiện tính toán RF. Bộ khuếch đại nên có trở kháng tương xứng với tất cả các phần cứng WLAN khác. Thông thường thì các thành phần trong WLAN có trở kháng 50 Ohm. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra trở kháng của mọi thiết bị trước khi kết nối chúng với nhau.
- Bộ khuếch đại phải được kết nối vào mạng, vì thế, bộ khuếch đại nên được chọn cùng loại với connector (đầu nối), cable và anten. Thông thường, bộ khuếch đại sẽ có đầu nối SMA hay N-type. Đầu nối SMA và N-Type hoạt động tốt và được sử dụng rộng rãi.
1.2 Cấu hình và quản trị:
- Bộ khuếch đại RF được sử dụng trong mạng WLAN được cài đặt trên đường tín hiệu chính như được minh họa trong hình dưới. Bộ khuếch đại thường được cài đặt vào một bề mặt vững chắc. Việc cấu hình bộ khuếch đại RF thường là không cần thiết trừ khi bạn sử dụng bộ khuếch đại variable gain. Nếu bộ khuếch đại là variable gain thì nó phải được cấu hình để khuếch đại một lượng thích hợp đáp ứng nhu cầu, tùy thuộc vào tính toán RF. Các hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giải thích cách cấu hình bộ khuếch đại.2. RF Attenuator:
- Bộ suy hao RF là một thiết bị có thể gây ra sự mất mát (tính theo dB) cho tín hiệu RF ngược lại với bộ khuếch đại. Tại sao bạn lại cần phải giảm tín hiệu RF? Hãy xem xét trường hợp một AP có output cố định là 100 mW và chỉ sử dụng anten omni-directional có độ lợi 20 dBi. Nếu bạn sử dụng bộ thiết bị như trên thì sẽ vi phạm các quy tắc của FCC dành cho công suất phát. Vì thế, bạn cần phải sử dụng một bộ suy hao để làm giảm tín hiệu RF xuống còn 30 mW trước khi đưa chúng vào anten. Cách này sẽ đảm bảo cho bạn vẫn tuân thủ theo các quy tắc của FCC.
2.1 Các tùy chọn phổ biến:
- Bộ suy hao RF có 2 loại là fixed-loss hay variable-loss. Cũng tương tự như bộ khuếch đại thì bộ suy hao variable-loss sẽ cho phép admin cấu hình lượng mất mát mong muốn- Để chọn được loại suy hao nào thì bạn hãy xem xét ví dụ tương tự như khi chọn loại khuếch đại ở trên. Kiểu suy hao (fixed-loss hay variable-loss), trở kháng, công suất đầu vào, mất mát, tần số đáp ứng và kiểu connector là tất cả những điều mà bạn cần quan tâm khi quyết định chọn kiểu suy hao nào.
2.2 Cấu hình vào quản trị:
- Tương tự như bộ khuếch đại, bộ suy hao cũng được cài đặt trực tiếp trên đường tín hiệu chính. Bộ suy hao cố định đồng trục được kết nối trực tiếp giữa bất kỳ 2 điểm kết nối nào nằm giữa transmitter (bộ phát sóng) và anten. Ví dụ, một bộ suy hao cố định đồng trục có thể được kết nối trực tiếp vào bất kỳ điểm nào giữa AP và anten.- Việc cấu hình là không cần thiết trừ khi bạn sử dụng bộ suy hao variable-loss. Các chỉ dẫn cấu hình của nhà sản xuất thường được kèm theo khi mua thiết bị.
(CÒN TIẾP)
Comment